Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Xuất nhập khẩu Minh Châu (Trang 50)

- Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế

XNK MINH CHÂU

3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích

3.2.5.1. Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn

Về mặt nội dung, để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính của công ty nhằm cung cấp những thông tin chính xác về tình hình tài chính của công ty nhất là những thông tin về tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty thì công ty nên tiến hành phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn. Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn sẽ cho biết trong kỳ công ty đã huy động vốn từ các nguồn nào (tăng nợ vay, giảm các khoản phải thu...) và sử dụng vốn có hợp lý không (đầu tư vào tài sản nào…).

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009, ta có thể lập bảng tài trợ của công ty như sau:

Bảng 3.1: Bảng tài trợ của công ty năm 2009

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Sử dụng vốn Vốn

Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn 10.838 13.412 1. Tiền 500,45 4.575 4.075 139,6

2. Các khoản phải thu 3.547 771,932 -2.775,1

3. Hàng tồn kho 6.212 7.924 1.712 58,6

4. TSNH khác 579,214 141,669 - 437,545

Tài sản cố định 868,466 855,338

1. Tài sản cố định (GTCL) 867.973 855,208 -12,765

2. XDCB dở dang

3. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn Tổng tài sản 11.707 14627 VỐN A. Nợ phải trả 7.530 8.682 1. Nợ ngắn hạn 7.530 8.682 1.152 2. Nợ dài hạn 3. Nợ khác B. Vốn chủ sở hữu 4.177 5.585 1. Nguồn vốn 2.000 2.000

2. Lãi chưa phân phối 2.177 3.585 1.408

3. Các khoản phải trả 2. Nguồn kinh phí

TỔNG VỐN 11.707 14.267

Tổng 2.560 100% 2.560 100%

(Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH Đầu tư XNK Minh Châu)

Qua bảng tài trợ của công ty, ta có thể đánh giá khái quát tình hình vốn và sử dụng vốn của công ty như sau:

Trong năm 2009, vốn của công ty chủ yếu được huy động từ nguồn vay ngắn hạn ngân hàng. Công ty không huy động vốn từ việc vay dài hạn ngân hàng. Trong tổng số vốn huy động thêm công ty đã đầu tư toàn bộ vào tài sản ngắn hạn, làm tăng tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty thêm 2.574 triệu đồng. Trong đó, dự trữ tiền tăng nhiều nhất 4.075 triệu đồng (139,6%), hàng tồn kho tăng thêm 1712 triệu đồng(58,6%).

Như vậy, thông qua việc phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn, ta có thể thấy rõ hoạt động kinh doanh của công ty đang mở rộng, nhưng chủ yếu vẫn là các hoạt động dịch vụ. Do đặc điểm kinh doanh như vậy, nên cơ cấu đầu tư của công ty chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn như tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu là hợp lý. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng là một điều đáng lo đối với công ty, vốn của công ty đang bị ứ đọng nhiều. Với một tỷ trọng vốn vay ngắn hạn cao, nếu công ty không tích cực trong việc giải phóng hàng tồn kho thì công ty sẽ gặp khó khăn trong khả năng thanh toán trong thời gian tới.

Vốn của công ty chủ yếu được huy động từ Nợ, trong đó đa phần là nợ ngắn hạn. Công ty nên thực hiện vay dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và đầu tư mở rộng xây dựng mới trụ sở làm việc tại các chi nhánh trên địa bàn quận để đảm bảo khả năng thanh toán trong tương lai.

3.2.5.2. Phân tích nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn

Trong quá trình phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu của công ty, công ty chưa đề cập tới nội dung phân tích các tỷ số về khả năng cân đối vốn. Đây là nhóm tỷ số quan trọng, phản ánh cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài trợ của công ty. Chính vì thế, việc công ty không phân tích nhóm tỷ số này đã làm cho hiệu quả phân tích tài chính của công ty giảm sút đáng kể.

Việc không phân tích nhóm tỷ số này rõ ràng đã ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định huy động vốn của công ty. Cụ thể, cơ cấu vốn của công ty đang bị mất cân đối nghiêm trọng với tỷ trọng nợ chiếm ưu thế, và trong đó hoàn toàn là Nợ ngắn hạn. Việc huy động quá nhiều nợ ngắn hạn đặt công ty trước những rủi ro tiềm tàng về khả năng thanh toán.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho ban giám đốc, công ty nên thực hiện phân tích nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn.

Bảng 3.2: Các tỷ số về khả năng cân đối vốn từ năm 2007 đến 2009

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Nợ 5.446 7.530 8.682 2. Vốn chủ sở hữu 3.722 4.177 5.585 3. Tài sản ngắn hạn 8.233 10.838 13.412 4. Tài sản 9.168 11.707 14.267 5. Tổng nguồn vốn 9.168 11.707 14.267 Tỷ số Nợ (1/4) 0,594 0,643 0,609

Tỷ số cơ cấu nguồn vốn (2/5) 0,406 0,357 0,391 Tỷ số nợ vốn cổ phần (1/2) 1,463 1,803 1,555 Tỷ số cơ cấu tài sản (3/4) 0,898 0,926 0,940

(Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH Đầu tư XNK Minh Châu)

Như vậy, theo những tính toán trên thì:

Tỷ số Nợ của công ty là rất cao và ngày càng tăng, cụ thể năm 2007 tỷ số này là 0,594 đến năm 2008 tăng lên 0,643, và năm 2009 là 0,689. Tỷ số Nợ cao chứng tỏ tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng Nợ. Năm 2009, cứ 1 đồng tài sản thì có tới 0,689 đồng được tài trợ bằng Nợ trong khi toàn bộ nợ của công ty là Nợ ngắn hạn, như vậy áp lực của việc trả nợ của công ty là rất lớn. Sử dụng Nợ ngắn hạn, chi phí thấp hơn so với sử dụng các nguồn dài hạn nhưng đi kèm với nó là rủi ro rất lớn.

Do Nợ chiếm tỷ trọng lớn, nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty trong tổng vốn là thấp. Điều này được phản ánh trong tỷ số cơ cấu nguồn vốn. Tỷ số này rất thấp, năm 2007 là 0,406 đến năm 2008 là 0,357 và năm 2009 tăng nhẹ lên 0,391.

Tỷ số cơ cấu tài sản của công ty là rất cao, điều này phản ánh đặc thù kinh doanh của công ty là trên lĩnh vực thương mại, do đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản ngắn hạn của công ty thường xuyên chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của công ty. Điều này cũng một phần lý giải tại sao tỷ trọng Nợ ngắn hạn trong tổng vốn của công ty lại chiếm tỷ trọng lớn như vậy. Nợ ngắn hạn được công ty huy động để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho. Tuy nhiên, nếu phân tích cả vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, thì có thể kết luận cơ cấu tài trợ của công ty đang bị mất cân đối.

Trong thời gian tới, công ty không nên tiếp tục sử dụng Nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản. Công ty nên nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu vốn trong tương lai.

3.2.5.3. Tính toán lại một số tỷ số tài chính

Các tỷ số tài chính được tính toán từ những số liệu trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính lại được phân thành hai loại: theo thời điểm và theo thời kỳ. Các số liệu trên bảng cân đối kế toán là theo thời điểm trong khi đó các số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh lại theo thời kỳ. Do đó, đối với các tỷ số tài chính được hình thành từ số liệu từ cả hai báo cáo tài chính như hiệu suất sử dụng tài sản, các tỷ số về khả năng sinh lợi... thì các số liệu lấy từ bảng cân đối kế toán nên lấy số bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Như vậy, các tỷ số này mới thực sự phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thực tế, trong thời gian qua công ty vẫn sử dụng số liệu theo thời kỳ trên Báo cáo kết quả kinh doanh để kết hợp với số liệu ở thời điểm cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán để tính toán các tỷ số. Như vậy, các tỷ số có thể sẽ không phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty. Do vậy, để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính, công ty nên tính toán lại các tỷ số tài chính đó. Dưới đây là các tỷ số tài chính đã được điều chỉnh lại để công ty có thể tham khảo.

Bảng 3.3: Các tỷ số về khả năng hoạt động từ năm 2007 đến năm 2009

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu 26.869 35.895 84.421 2. Tiền và chứng khoán ngắn hạn 244,139 500,45 4.575 3. Phải thu 4.692 3.547 771,932 4. Hàng tồn kho 2.969 6.212 7.924 5. Tài sản cố định 934,758 868,466 855,338 6. Tổng tài sản 9.168 11.707 14.627 Tỷ số vòng quay tiền (1/2) 110,1 71,7 18,5 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (1/4) 9 5,8 10,7 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 28,7 41,3 98,7 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (6/5) 9,8 13,5 17,1

(Nguồn: Phòng tài chính Công ty TNHH Đầu tư XNK Minh Châu)

Như vậy, đối với các tỷ số về khả năng hoạt động, thì đặc biệt các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản do các số liệu về tài sản cố định và tổng tài sản đã sử dụng số liệu bình quân nên chỉ tiêu đã phản ánh trung thực hơn tình hình hoạt động của công ty.

Theo tính toán mới này, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là rất cao và tăng nhiều qua các năm. Điều này phản ánh đúng tình hình kinh doanh của công ty đó là do công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại nên lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định là rất thấp. Phần lớn vốn của công ty được đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản phản ánh chính xác hơn khả năng hoạt động của công ty. Theo tính toán lại, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là khá tốt, và tăng nhanh qua các năm. Trong tính toán cũ của công ty thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng nhưng tốc độ chậm hơn.

Các tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản khi tính toán lại đều tăng so với các tỷ số cũ cho thấy khả năng hoạt động của công ty. Như vậy, việc sử dụng các số liệu bình quân đã phản ánh đúng hơn tình hình hoạt động của công ty.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Xuất nhập khẩu Minh Châu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w