Dự báo nhu cầu phát triển hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường HONGKONG tại công ty TNHH giao nhận Trường Giang ( chi nhánh Hà Nội ) (Trang 25)

biển ở Việt Nam

Ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển ,việc ứng dụng khoa học tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất vật chất đã tạo ra bước đột phá về chất lượng và khối lượng hàng hàng hóa. Mặt khác sự phân công lao động ngày càng sâu sắc đã dẫn tới việc tập trung hàng hóa ở một nơi và đem tiêu thụ ở nước khác .Để thực hiện được việc đó thì hàng hóa phải được vận tải và giao nhận từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng .Có thể nói hoạt động giao nhận vận tải khắc phục được những mâu thuẫn về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng ,thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển .Ngược lại ,triển vọng của dịch vụ giao nhận vận tải phụ thuộc rất lớn vào khối lượng hàng hóa cần vận chuyển .

Bảng 5 : Dự báo khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2010

ĐVT: 10.000tấn STT Mặt hàng Năm 2010 Mức dự báo nhỏ nhất Mức dự báo lớn nhất 1 Dầu thô 30.000 43.372 2 Than đá 6.500 9.397 3 Gạo 3.000 4.337 4 Xi măng 4.000 5.783 5 Gỗ và sản phẩm gỗ 760 1.099 6 Cà phê 370 535 7 Cao su 387 560 8 Dệt may 200 289 9 Hạt điều 160 231 10 Tôm đông lạnh 150 217 11 Hạt tiêu 82 119 12 Chè 72 104 13 Thịt chế biến 60 87 14 Các mặt hàng khác 23.259 33.626 Tổng 69.000 99.756

Nguồn : Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải

Từ bảng trên cho ta thấy đến hết năm 2010 những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn là dầu thô, than đá ,gạo , cà phê , cao su ,dệt may .Hầu hết các mặt hàng này đều ở dạng lỏng ,hàng rời ,tỷ lệ chế biến đang ngày càng được nâng lên nhưng sẽ không thể bằng các nước khác do công nghệ chế biến chưa phát triển .Chỉ có mặt hàng dệt may là có điều kiện sử dụng những tiến độ của cuộc cách mang container nhưng tỷ trọng vẫn không đáng kể .Do đó khối lượng hàng tăng lên nhưng ngành vận tải vẫn chưa thể vui mừng quá sớm bởi giá trị giao nhận những loại hàng rời này bằng hàng bách hóa và hàng container .

Sau đây là dự báo về giá trị sản lượng của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam cho tới năm 2020.

Bảng 6: Giá trị sản lượng dự toán giao nhận bằng đường biển của Việt Nam đến năm 2020

ĐVT: Tỷ USD Năm

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

Giá tri sản lượng 4.595 7.400 11.918

Tốc độ tăng BQ/năm(%) - 12,2 12,2

Giá trị hàng hóa giao nhận bằng đường biển

2.987 4.951 7.634

Tốc độ tăng BQ/năm(%) - 13,15 10,83

Tỷ trọng (%) 65 66,9 64

Nguồn : Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải

Qua bảng ta thấy rằng con số dự báo cho toàn ngành giao nhận vận tải là rất khả quan , tăng bình quân trên 10%/năm nhưng với riêng giá trị sản lượng giao nhận bằng đường biển ,các nhà dự báo về khối lượng hàng hóa sẽ vẫn tăng nhưng về giá trị thì tốc độ tăng bình quân và tỷ trọng tổng giá trị giao nhận có xu hướng giảm .Tỷ trọng này sẽ được san xẻ cho ngành hàng không và đường sắt liên vận quốc tế .Cho dù như vậy cũng không có cơ sở nào để cho rằng ngành giao nhận vận tải biển sẽ không phát triển mạnh trong những năm tới bởi không ai có thể phủ nhận được ưu điểm của phương thức vận tải này ,đồng thời Việt Nam cũng có những ưu thế riêng rất thuận lợi cho ngành này .

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường HONGKONG tại công ty TNHH giao nhận Trường Giang ( chi nhánh Hà Nội ) (Trang 25)