DẪN XUẤT CỦA QUERCETIN VÀ

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP DẪN XUẤT CỦA QUERCETIN VÀ LUTEOLIN (Trang 39)

QUERCETIN VÀ LUTEOLIN

Từ lâu, dược liệu được xem là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số dược phẩm. Nó cung cấp các khung cơ bản để tổng hợp các thuốc mới, mở đường cho hóa dược phát triển. Xu hướng nghiên cứu thiết kế thuốc hiện nay là biến đổi cấu trúc trên các khung cơ bản của dược liệu này nhằm thay đổi tính chất lý hoá, hoạt tính sinh học ban đầu. Dựa trên hướng này, ta có thể tìm ra các hợp chất có hoạt tính tốt hơn.

Theo nghiên cứu của Ioan Simiti và Ioan Schwartz, khi thay đổi các nhóm chức như hydroxyl, methoxy, halogenua, alkyl,…trong cấu trúc phân có thể ảnh hưởng tới hoạt tính sinh học của các hợp chất. Sự thay đổi cấu trúc có thể làm tăng giảm, có thêm hay làm thay đổi tác dụng sinh học. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu tiến hành các phương pháp ester hóa, ether hóa, amide hóa các nhóm -OH trên khung flavonoid, hay gắn nhóm halogen, amine vào nhân benzen để tổng hợp các dẫn xuất khác nhau.Trong số các nghiên cứu đó, đã có một vài nghiên cứu cho thấy hoạt tính sinh dược học của dẫn xuất allyl và các dẫn xuất chứa nitrogen trên các khung flavonoid ( quercetin, chalcone…) là tương đối cao, cụ thể là có tác dụng trong điều trị ung thư…

Dựa theo hướng trên, đề tài này đã lựa chọn tổng hợp một số dẫn xuất allyl, pyrolidine, 1-methyl piperazin của quercetin và luteolin.

1.6.1 Tổng hợp 3,4,5,7−tetraallyloxy-3-hydroxyflavonol (QAL) 42

1.6.1.1 Cấu tạo

Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của QAL

1.6.1.2 Phản ứng tổng hợp

QAL được tổng hợp bằng phản ứng ether hóa Williamson trên khung quercetin trong môi trường K2CO3, acetone với tác nhân là allyl bromide.

1.6.2 Tổng hợp 3,4,5,7−tetraallyloxyflavone (LAB)

trong môi trường K2CO3, acetone với tác nhân là allyl bromide.

1.6.3 Tổng hợp2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-6,8-(dipyrolidin-1- ylmethyl)4H-chromen-4-one (Q12) 4344

1.6.3.1 Cấu tạo

Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của Q12

1.6.3.2 Phản ứng tổng hợp

Q12 được tổng hợp bằng phản ứng Manich trên khung quercetin với tác nhân là pyrolidine và formaldehyde 37%.

1.6.4 Tổng hợp 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-8-((4-methyl-piperazin- 1-yl)methyl)4H-chromen-4-one (Q13)

1.6.4.1 Cấu tạo

Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của Q13

1.6.4.2 Phản ứng tổng hợp

Q13 được tổng hợp bằng phản ứng Manich trên khung quercetin với tác nhân là pyrolidine và formaldehyde 37%.

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

Nội dung thực nghiệm bao gồm:

• Tổng hợp dẫn xuất QAL, Q12 và Q13 từ quercetin. • Tổng hợp dẫn xuất LAB từ luteolin.

• Tiến hành khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của các dẫn xuất đã tổng hợp.

Bình cầu cổ nhám 2 cổ đáy tròn 100 mL, 250 mL.

Ống nhỏ giọt, pipet 1 mL, 2mL, 5 mL, 10 mL, ống đong 100 ml. Đũa thủy tinh, erlen thủy tinh 250 mL, becher thủy tinh các loại, cá từ. 2.1.2 Thiết bị

Bếp từ có hiệu chỉnh. Tủ sấy chân không OV−01. Thiết bị đun hoàn lưu.

Máy cô quay Buchi Rotavapor R−200, Heating Bath B−490 (Đức). 2.1.3 Hóa chất

2.1.3.1 Các dung môi, hóa chất xuất xứ Trung Quốc

Pyridine, sodium hydroxide, sodium thiosulfate, sulfuric acid, dimethyl formamide, acetic acid, acetone, sodium acetate, potassium carbonate.

2.1.3.2 Các dung môi, hóa chất xuất xứ Việt Nam

Methanol, cồn 95°, chloroform.

2.1.3.3 Các dung môi, hóa chất xuất xứ Châu Âu

Acetic anhydride (Tây Ban Nha), dimethyl sulfate(Đức), butyl isocyanate (Đức) allyl bromide (Bỉ), pyrrolidine, 1-methyl piperazine.

Riêng quercetin, luteolin được tổng hợp, được làm sạch và xác định cấu trúc tại phòng Hoá Hữu Cơ & Polymer − Viện Công nghệ Hóa học − Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP DẪN XUẤT CỦA QUERCETIN VÀ LUTEOLIN (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w