III. Vốn hoạt động thuần 53 74.9
2012 Chênh lệch
1. Số dư bình quân phải thu khách
hàng (ngàn đồng) 5,582,277 3,460,459 -2,121,818
2. Số vòng quay phải thu khách hàng
(Vòng) 5 3 -2
3. Thời gian bình quân 1 vòng quay
phải thu khách hàng (ngày) 73 138 65
(Bảng 3.1.1b) Qua kết quả tính toán ta thấy, số vòng quay khoản phải thu của khách hàng năm 2012 giảm so với năm 2011 2 vòng, do vậy thời gian bình quân mỗi vòng quay của năm 2012 tăng so với năm 2011 là 65 ngày. Chứng tỏ vốn của KHB năm 2012 bị chiếm dụng nhiều hơn so với năm 2011.
3.1.2 Phân tích hình hình công nợ phải trả
Bảng 3.1.2a Nguồn vốn 2012 2011 Chênh lệch VNĐ (%) VNĐ (%) Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1.Phải trả người bán 1.4 25.0 2.4 35.3 -1 -41.7 -10.3 2.Phải trả ngân sách 3.8 67.9 4 58.8 -0.2 -5.0 9.0
3.Phải trả người lao
động 0.1 1.8 0.2 2.9 -0.1 -50.0 -1.2
4.Phải trả khác 0.3 5.4 0.2 2.9 0.1 50.0 2.4
Tổng cộng 5.6 100.0 6.8 100.0 -1.2 -17.6
Qua bảng phân tích 3.1.2a ta thấy tổng các khoản phải trả năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1.2 tỷ đồng tương ứng với 17.6%. Cụ thể phải trả người bán giảm 1 tỷ đồng tương ứng với 41.7%, phải trả ngân sách nhà nước giảm 0.2 tỷ đồng tương ứng với 5%, phải trả người lao động giảm 0.1 tỷ đồng tương ứng với 50%, phải trả khác tắng 0.1 tỷ đồng tương
25 25 25
ứng với 50%. Các khoản phải trả có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2012, tuy nhiên ở các khoản phải trả người bán và phải trả ngân sách nhà nước năm 2012 còn chiếm tỷ trọng khá cao. Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến các khoản phải trả này để có những biện pháp thanh toán kịp thời, đặc biệt các khoản phải trả quá hạn nhằm giảm bớt vốn chiếm dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bảng3.1.2b bảng phân tích tình hình phải trả người bán
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
1. Số dư bình quân phải trả người bán (ngàn
đồng) 5,073,966 1,889,198 -3,184,768
2. Số vòng quay phải trả người bán (Vòng) 3 4 1
3. Thời gian bình quân 1 vòng quay phải trả
người bán (ngày) 122 91 -30
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.1.2b ta thấy, số vòng quay phải trả người bán năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1 vòng, do vậy thời gian bình quân 1 vòng quay phải trả người bán của năm 2012 giảm 30 ngày so với năm 2011. Chứng tỏ doanh nghiệp năm 2012 chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lâu hơn, tuy nhiên số dư bình quân phải trả người bán của năm 2012 giảm so với năm 2011 hơn 3 tỷ đồng từ 5 tỷ năm 2011 đến năm 2012 chỉ còn 1,9 tỷ đồng cho thấy lượng vốn chiếm dụng của công ty giảm đáng kể.
3.2 Phân tích khả năng thanh toán
3.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Bảng 3.2.1
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
1. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh 0.007 0.011 0.004
2. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh bình thường 7.972 7.331 -0.641
26 26 26
3. Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn 8.797 7.866 -0.931
4. Hệ số khả năng chuyển đổi
thành tiền của tài sản ngắn hạn 0.0008 0.0014 0.001
Qua bảng phân tích 3.2.1 ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của KHB năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0.04 lần,tốc đổ tăng thấp mà hệ số này tại 2 thời điểm đều thấp, chứng tỏ công ty KHB không đủ các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để thanh toán công nợ ngắn hạn. chỉ tiêu này kéo dài cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh bình thường năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0.641 lần, tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn ở mức 7.311 > 2, hệ số này ở mức cao. Cho thấy khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đồi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn cao, tuy nhiên chỉ số này có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, nếu kéo dài cũng không tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0.0.931 lần. Tốc độ giảm tuy nhiên tại hai thời điểm hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán công nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiề của tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0.001 lần, chỉ tiêu này tuy tăng nhưng vẫn không đáng kể, ở 2 thời kỳ vẫn giữ mức quá thấp , điều đó chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn thấp, ảnh hưởng đến tình hình thanh toán ngắn hạn của công ty KHB.
Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty KHB tại hai thời kỳ đều cao, cho thấy tình hình tài chính của công ty khá ổn định.
3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
27 27 27
Bảng 3.2.2
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 11.2 12.8 1.6
2. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 65.9 101.8 35.9
3. Hệ số khả năng thanh toán phí lãi vay 42.9 -15.8 -58.7
Căn cứ vào kết quả tính toán, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty KHB năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.6 lần, chỉ tiêu tại thời điểm này cao hơn 1 chứng tỏ công ty KHB có đủ và thừa tài sản thanh toán nợ phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn tổ chức tín dụng cho vay dài hạn
Ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 35.9 lần, tốc độ tăng nhanh, bởi vì khoản nợ dài hạn của công ty quá ít, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư dài hạn.
Hệ số thanh toán chi phí lãi vay năm 2012 giảm so với năm 2011 58.7 lần, chỉ tiêu này ở năm 2011 cao nhưng tới năm 2012 thì giảm trầm trọng, bởi vì năm 2012 lãi ròng trước thuế của công ty là âm hơn 6 tỷ đồng, dẫn đến chỉ tiêu này bị âm, chứng tỏ công ty KHB đầu tư và sử dụng vốn vay không có hiệu quả.
28 28 28
3.2.3 Phân tích khả năng thanh toán thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 3.2.3
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng dòng tiền thu 83,076,520 27,099,532
a. Tỷ trọng tiền từ hoạt động sản xuất kinh
doanh(%) 49.36 84.54
b. Tỷ trọng tiền từ hoạt động đầu tư (%) 0.04 0
c. Tỷ trọng tiền từ hoạt động tài chính (%) 50.6 15.46
2. Tổng dòng tiền chi 136,473,233.00- -27,079,465.00
a. Chi cho hoạt động kinh doanh (%) 77.94 35.63
b. Chi cho hoạt động đầu tư (%) 12.94 55.4
c. Chi cho hoạt động tài chính (%) 9.12 8.97
3. Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh -65,359,562 13,260,658
4. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư -17,623,612 -15,000,000
5. Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 29,586,461 1,759,408
6. Tổng lưu chuyển tiền thuần -53,396,713 20,066
Căn cứ vào kết quả tính toán ở bảng 3.2.3 ta thấy lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng so với năm 2011 là 78,620,220 triệu đồng, đưa lưu chuyển tiền thuần từ âm hơn 65 tỷ lên hơn 13 tỷ đồng. Chứng tỏ khả năng thanh toán chung cả năm của KHB hoạt động tốt.
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư năm 2011 là -17,623,612, năm 2012 là -15,000,000, như vậy lưu chuyển tiền thuần hoạt động đầu tư tăng, tuy nhiên cả hai năm đều không có khả năng thanh khoản, do vậy công ty KHB cần hỗ trợ từ các dòng tiền hoạt động khác
Lưu chuyển tiền thuần hoạt động tài chính năm 2011 là 29,586,461, năm 2012 là 1,759,408, như vậy lưu chuyển tiền thuần hoạt động tài chính giảm đáng kể còn giữ một lượng không nhiều lắm để đảm bảo cho việc thanh khoản, cho thấy doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng tiền hiệu quả hơn năm 2011.
29 29 29
Tổng lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ năm 2012 tăng so với năm 2011, từ -53,396,713 năm 2011 lên 20,066 năm 2012, chứng tỏ khả năng thanh toán của KHB có phần cải thiện.
Trong các hoạt động tạo tiền thì hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 chiếm tỷ trọng là 49.36%, năm 2012 chiếm tỷ trọng 84.54% . Như vậy hoạt động này giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động tạo tiền. Còn hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính có xu hướng giảm.
Trong hoạt động chi tiền thì hoạt động sản xuất kinh doanh có tỷ trọng giảm cụ thể năm 2011 chiếm 77.94% đến năm 2012 giảm xuống còn 35.63%. Hoạt động đầu tư giữ vai trò trọng yếu trong việc sử dụng tiền, cụ thể năm 2011 có tỷ trọng là 12.94% nhưng đến năm 2012 lên đến 55.4%, nhưng hoạt động tạo tiền của việc đầu tư thì chiểm tỷ trọng rất nhỏ là 0.04% ở năm 2011 và năm 2012 thì còn 0%. Từ đó cho thấy hoạt động đầu tư của công ty không hiệu quả. Còn chi tiền cho hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm không đáng kể từ năm 2011 đến 2012.
Như vậy công ty KHB cần kiểm soát phần hoạt động đầu tư hơn để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.