2 PX103 06/11/11 Xuất kho đổ BT má
2.2.1. Tài khoản sử dụng, thủ tục và chứng từ:
Để hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nói riêng, hàng tồn kho nói chung các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể hạch toán tổng hợp theo một trong hai phương pháp: Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ.
Tuy nhiên hiện nay TNHH XD và KDTM Tổng hợp Đinh Hương tiến hành hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của các loại hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản tồn kho, bao gồm cá tài khoản thuộc nhóm 15.
2.2.1.1. Tài khoản sử dụng:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán cần sử dụng các tài khoản sau:
a. Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: được sử dụng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp bao gồm cả nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài, tự sản xuất hoặc nhận của bên giao thầu công trình.
Tài khoản 152 có các tài khoản cấp 2 sau:
- TK 1521 : nguyên vật liệu chính: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu chính: xi măng , sắt thép, đá 1*2, đá 3*4, cát…
- TK 1522: nguyên vật liệu phụ: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu phụ: sơn, kính, các chất phụ gia... - TK 1523: Nhiên liệu: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng
giảm của nguyên nhiên liệu: dầu diesel, dầu FO…
- TK 1524: phụ tùng thay thế: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của phụ tùng thay thế ( cho sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải)
- TK 1526: thiết bị XDCB: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.
- TK 1528: Vật liệu khác
b. Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”: dùng để phản ánh giá trị của các loại hàng hoá, vật tư (nguyên vật liệu, nhiên liệu) mua ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp, chưa về đến kho của công trình đang thi công và trực tiếp sử dụng, còn đang trên đường vận chuyển hoặc đã về đến công ty đang chờ kiểm nhận nhập kho.
2.2.1.2. Thủ tục chứng từ: a. Thủ tục nhập kho:
Sơ đồ số 2-2: Trình tự thủ tục nhập kho NVL
Nhận được Giấy báo giao hàng
của bên bán
Ban kiểm nhận tiến hành kiểm tra thực tế số lượng, chất lượng, mẫu mã..
Lập Biên bản kiểm nhận vật tư
(02bản) trên cơ sở số liệu thực tế
Nhận được Giấy báo giao hàng của bên bán
Lập Phiếu nhập kho (03liên) trên cơ sở Giấy báo giao hàng, BB kiểm nhận và hoá đơn giao hàng cho thủ kho
Nhận được Giấy báo giao hàng của bên bán
Nhận được Giấy báo giao hàng của bên bán
Lưu ý:
- Nếu vật liệu không đúng quy cách, phẩm chất sẽ lập biên bản để bộ phận cung ứng làm thủ tục khiếu nại với bên bán;
- Đối với vật liệu tự chế nhập kho, vật liệu không dùng hết trả lại kho hay phế liệu thu hồi các bộ phận đang giữ vật liệu trước khi nhập kho phải lập
Phiếu nhập kho thành 03 bản, người chịu trách nhiệm ký vào và mang vật liệu và phiếu nhập kho đến nhập kho, thủ kho kiểm nhận xong ký vào cả 03 bản: 01 bản giao cho người nộp, 01 bản chuyển về bộ phận cung ứng và 01 bản là căn cứ ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán. - Đối với vật liệu thuê ngoài chế biến nhập kho: căn cứ vào phiếu giao hàng
gia công, bộ phận cung ứng cũng lập 03 bản Phiếu nhập kho và xử lý tương tự như vật liệu tự chế.
b. Thủ tục xuất kho:
Sơ đồ số 2-3: Trình tự thủ tục xuất kho NVL
Lưu ý:
- Trường hợp vật liệu xuất bán thì phải có hoá đơn bán hàng lập thành 03 liên có đầy đủ chữ ký của các đối tượng quy định trên hoá đơn;
- Trường hợp vật liệu xuất thuê ngoài gia công, bộ phận cung ứng căn cứ vào hợp đồng lập thành 03 liên phiếu xuất kho vật tư có ghi rõ “Thuê ngoài gia công”.
Các bộ phận lập Giấy đề nghị lĩnh vật tư khi có nhu cầu và phải có chữ ký của
trưởng bộ phận, thủ trưởng đơn vị
Bộ phận cung ứng vật tư lập Phiếu xuất kho (03bản): 01 giao cho người lĩnh vật tư,