Kế toán chi phí trả trước dài hạn:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước (Trang 33)

Hạch toán TK 242 cần tôn trọng một số quy định sau:

 Chỉ hạch toán vào TK 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD trên một năm tài chính;

 Các loại chi phí nêu trên nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì khi thực tế phát sinh được ghi nhận ngay vào chi phí SXKD trong năm tài chính đó mà không phản ánh vào TK 242;

 Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;

 Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phícủa từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

TK sử dụng:TK 242

Nội dung kết cấu của TK 242

TK 242- Chi phí trả trước dài hạn SDĐK:

-Chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong -Các khoản chi phí trả trước dài hạn phân kỳ. bổ vào chi phí hoạt động SXKD trong kỳ

PS:tổng phát sinhNợ PS:tổng phát sinh SDCK:Các khoản chi phí trả trước dài hạn

chưa tính vào chi phíhoạt động SXKD của năm tài chính.

Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1/ Khi phát sinh các khoản chi phí thành lập DN, đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của DN mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm.

a. Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí SXKD trong kỳ: Nợ TK 641, 642

Nợ TK 133 (Nếu có)

Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334

b. Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều năm tài chính thì khi phát sinh chi phí được tập hợp vào TK 242.

Nợ TK 242

Nợ TK 133 (Nếu có)

c. Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD: Nợ TK 641, 642

Có TK 242

2/ Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm:

Nợ TK 242 Nợ TK 133

Có TK 111, 112,…

Định kỳ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ hợp lý chi phí thuê TSCĐ, cơ sở hạ tầng vào chi phí SXKD:

Nợ TK 635, 642 Có TK 242

3/ Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý kinh doanh trong nhiều niên độ có thể thực hiện theo hai phương pháp phân bổ sau:

a. Trường hợp phân bổ hai lần:

Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho: Nợ TK 242

Có TK 153

Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu (bằng 50 % giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng) vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý:

Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 242

Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời gian sử dụng theo quy định, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý theo công thức:

Giá trị công cụ bị hỏng Giá trị phế Khoản bồi thường Số phân bổ lần 2 = liệu thu hồi vật chất

2 (nếu có) (nếu có) Nợ TK 152

Nợ TK 138

Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 242

b. Trường hợp phân bổ nhiều lần:

Phương pháp hạch toán tương tự như trường hợp phân bổ hai lần.

Chú ý: Việc sử dụng cùng lúc TK 142 và 242 để phân bổ chi phí phát sinh liên quan đến nhiều kỳ kế toán cần được vận dụng phù hợp với đặc điểm hình thành, phát sinh chi phí cũng nhờ sự chuyển hóa chi phí theo độ dài của các kỳ phân bổ.

-Khi phát sinh chi phí phân bổ cho nhiều niên độ kế toán cần xác định mức chi phí phải phân bổ cho niên độ này và phần còn lại phải phân bổ cho các niên độ tiếp theo:

Nợ TK 124, 242

Có TK 111,112,153,…

- Cuối niên độ phải xác định phần chi phí phân bổ dần cho niên độ sau đã kết chuyển chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước ngắn hạn.

Nợ TK 142 Có TK 242

Qua niên độ sau khi phân bổ vào chi phí của các đối tượng có liên quan: Nợ TK 627, 635, 641, 642

Có TK 142

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)