Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến tại VNPT Hà Tĩnh (Trang 78)

2.3.4.1 Những tồn tại, hạn chế nêu trên được gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:

a. Nguyên nhân khách quan

- Sự suy thoái của nền kinh tế đã làm giảm nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông. Đó cũng là nguyên nhân chính gây biến động mạnh về giá thị trường đối với hầu hết các loại hàng hóa, sản phẩm, các vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất đã làm VNPT Hà Tĩnh gặp khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư phục vụ nâng cấp, phát triển mạng lưới.

- Hà Tĩnh là tỉnh còn nghèo, đại đa số người dân còn chưa được tiếp xúc với công nghệ hiện đại, trình độ tiếng Anh kém. Trong khi đó các hệ thống cơ

sở dữ liệu có giá trị trên Internet chủ yếu sử dụng tiếng Anh và các công cụ phục vụ việc khai thác các tài nguyên trên mạng Internet cũng sử dụng bằng tiếng Anh đã hạn chế nhiều các đối tượng cũng như hiệu quả của Internet. - Hoạt động trong lĩnh vực với sự thay đổi cực kỳ nhanh chóng của công nghệ nên số lượng thuê bao đăng ký dịch vụ thường xuyên biến động, số lượng khách hàng các dịch vụ truyền thống rời mạng ngày càng tăng. Nguồn vốn đầu tư cho các hệ thống cung cấp dịch vụ truyền thống rất lớn nhưng chưa kịp thu hồi vốn làm giảm hiệu quả kinh doanh các dịch vụ của VNPT Hà Tĩnh.

- Công tác quản lý nhà nước đối với các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp viễn thông, việc quản lý chống bán dịch vụ dưới giá thành có lúc chưa thực hiện tốt gây khó khăn cho VNPT Hà Tĩnh do phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, giá cước dịch vụ của VNPT Hà Tĩnh chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước theo quy định đối với doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế nên khó cạnh tranh về giá đối với các doanh nghiệp mới.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Tuy đã có nhiều thay đổi nhưng công tác quản trị doanh nghiệp của VNPT Hà Tĩnh vẫn chưa đảm bảo yêu cầu cần thiết; duy trì quá lâu cơ chế hạch toán phụ thuộc theo mô hình của Tập đoàn, dẫn đến khả năng linh động sáng tạo của các đơn vị, của các cán bộ công nhân viên đã bị mài mòn dần. Việc đưa và áp dụng những mô hình quản lý mới vào VNPT Hà Tĩnh đã gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian.

- Tư tưởng, tư duy hành động của đội ngũ cán bộ nhân viên trong thời gian qua vẫn còn một số theo cơ chế cũ. Giai đoạn mà tư duy độc quyền, quan liêu bao cấp vẫn còn nặng nề khiến VNPT Hà Tĩnh chuyển mình rất chậm chạp.

- Cơ chế nội bộ của VNPT Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cơ chế về tiền lương, về kiểm soát tài chính.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả. Trình độ quản lý chưa theo kịp sự phát triển của mạng lưới, khoa học, công nghệ.

- Trình độ của đội ngũ lao động còn nhiều bất cập. Do quá trình lịch sử hình thành nên số lượng đông, tỷ lệ lao động được đào tạo ở trình độ thấp chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu được đào tạo và có kinh nghiệm trong công tác kỹ thuật cơ bản là chính. Lao động được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý không nhiều.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh của VNPT Hà Tĩnh còn chưa thực sự nhận thức về marketing trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Trình độ và ý thức về marketing còn yếu kém. Điều này thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet rất rõ. Trong hầu hết các cuộc điều tra thị trường Internet của VNPT Hà Tĩnh, khách hàng luôn đưa ra những ý kiến rằng đội ngũ bán hàng, đội ngũ hỗ trợ khách hàng và một loạt các công tác marketing khách của VNPT Hà Tĩnh đều chưa đạt yêu cầu và thực sự còn thua kém các đối thủ cạnh tranh.

Qua các phân tích trên chúng ta khẳng định công tác đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ Internet băng rộng nói riêng tại VNPT Hà Tĩnh là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.

2.3.4.2 Những vấn đề đặt ra

Qua việc phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VNPT Hà Tĩnh và việc xem xét các quy luật vận động của các yếu tố tác động, tác giả xin đặt ra một số vấn đề cơ bản sau cần giải quyết để VNPT Hà Tĩnh phát triển kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng một cách hiệu quả: - Tận dụng các thế mạnh của mình về tổ chức và tiềm lực tài chính để

thực hiện các giải pháp mở rộng và phát triển thị trường.

- Tăng cường công tác đầu tư, mở rộng, duy tu củng cố mạng lưới, nâng cao chất lượng mạng lưới để phát triển, cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức nhằm thích hợp với cơ chế thị trường.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy trí tuệ tập thể, xây dựng VNPT Hà Tĩnh vững vàng trong mọi mặt.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN

CỦA VNPT HÀ TĨNH 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.5. Định hướng đổi mới tổ chức quản lý và kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Với vai trò là một doanh nghiệp chủ lực của đất nước trong lĩnh vực Viễn thông-Công nghệ thông tin, VNPT đã hoạch định những chiến lược phát triển dài hạn, đây sẽ là nền tảng để góp phần thúc đẩy tiến trình đưa Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT trong thời gian sớm nhất.

- Viễn thông và Internet phải tiếp tục duy trì vai trò là lĩnh vực kinh doanh có tiềm lực nhất của VNPT. Xây dựng VNPT hiện đại, rộng khắp về mạng lưới, tiên tiến về công nghệ, đa dạng về dịch vụ, linh hoạt trong quản lý, bảo đảm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nộp Ngân sách nhà nước. Phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy phát triển KTXH...

- Mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ phải nhằm thực hiện được sứ mệnh của Tập đoàn, gắn liền với khẩu hiệu “Cuộc sống đích thực”.

- Phát triển công nghệ viễn thông và Internet hiện đại ngang tầm các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho tin học hoá và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin. VNPT sẽ tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông hiện đại, đồng bộ, cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông.

- Tập trung kinh doanh các dịch vụ viễn thông và Internet có khả năng đem lại nhiều doanh thu, lợi nhuận. VNPT sẽ tập trung kinh doanh các dịch vụ đem lại doanh thu và hiệu quả cao; đột phá trong phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và CNTT; mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực truyền thông

và kinh doanh thương mại nhằm phát huy lợi thế tổng hợp, đặc biệt là lợi thế về công nghệ và mạng lưới; tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài; giữ vị trí hàng đầu trong cung cấp các dịch vụ VT-CNTT và truyền thông trên thị trường Việt Nam...

- Tập trung phát triển các dịch vụ viễn thông và Internet có nhiều nhu cầu và có tiềm năng phát triển theo xu hướng chung của thế giới. VNPT sẽ xây dựng và phát triển hạ tầng VT-CNTT có công nghệ hiện đại; mạng lưới rộng khắp; chất lượng cao, băng thông rộng; phù hợp với xu thế hội tụ giữa VT-CNTT-truyền thông.

- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia; Đảm bảo người sử dụng được đáp ứng các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại, tốc độ cao với chất lượng tốt, giá cước hợp lý. Bảo đảm thông tin thông suốt phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai...[30]

3.1.2. Định hướng kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VNPT - Tập trung các nguồn lực cho việc thúc đẩy kinh doanh, tăng thị phần các dịch vụ hiện có. Mở rộng về mạng lưới để cho phép khách hàng trên địa bàn lớn hơn có thể truy cập vào mạng Internet cũng như tạo điều kiện để khách hàng dễ tiếp xúc hơn đối với hệ thống tiêu thụ và hỗ trợ sau bán hàng. - Xây dựng và triển khai phương án kinh doanh cho các dịch vụ mới. Tạo các cơ chế, chính sách để có nhiều đối tượng khác hàng khác nhau cũng có thể sử dụng dịch vụ Internet. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ trên mạng nhằm thu hút thêm đối tượng sử dụng dịch vụ cũng như tăng thời lượng sử dụng dịch vụ Internet.

- Đẩy mạnh việc phân cấp, tạo quyền chủ động trong kinh doanh dịch vụ cho các đơn vị đầu mối, được giao quản lý dịch vụ.

Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế hợp tác kinh doanh giữa các đơn vị thành viên Tập đoàn.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các thủ tục nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng. [30]

3.1.3. Quan điểm định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Hà Tĩnh

Quan điểm định hướng được thể hiện tại Quyết định số 2036/QĐ- UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020 như sau:

- Phát triển Viễn thông đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển Viễn thông và Internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông.

- Xây dựng và phát triển hạ tầng Viễn thông với công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp, tốc độ và chất lượng cao.

- Phổ cập các dịch vụ Viễn thông cơ bản và Internet, ưu tiên phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế.

- Phát huy mọi nguồn lực mở rộng, phát triển hạ tầng mạng lưới Viễn thông; Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh.

- Phát triển Viễn thông đi đôi với đảm bảo An ninh - Quốc phòng, an ninh thông tin, an toàn mạng lưới và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.[16]

3.1.4. Cơ hội và thách thức trong việc kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh

dữ liệu trên mạng hữu tuyến

- Nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân ngày càng cao, càng đa dạng, khả năng thanh toán ngày càng cao. Xu hướng này thể hiện khá rõ ràng ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của nhân dân càng được nâng cao thì nhu cầu giao lưu tình cảm càng cao, phạm vi giao tiếp ngày càng mở rộng. Mặt khác, ngày nay con người đi lại nhiều hơn do có nhiều thời gian hơn, có khả năng tài chính hơn. Điều này cũng làm cho nhu cầu thông tin liên lạc tăng cao.

- Nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức đoàn thể, chính quyền cũng ngày càng đa dạng, phạm vi liên lạc càng rộng. Do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà, các tổ chức đoàn thể, chính quyền và nhân dân ngày càng có cơ hội mở rộng mối quan hệ giao lưu trong nước và quốc tế. Do vậy các cấp chính quyền cũng phải dần dần điện tử hoá, số hoá để nâng cao khả năng trao đổi thông tin.

- Các Trường đại học, trung học, tiểu học cũng có nhu cầu lớn về thông tin liên lạc. Các trang Web của các trường là nơi cung cấp thông tin nhanh chóng, tiện lợi cho những ai quan tâm. Ở Việt Nam và Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu xuất hiện các dịch vụ đào tạo qua mạng như ‘‘Ôn thi qua mạng’’, “Học đại học qua mạng’’, các kỳ thi Olimpic Toán, Tiếng Anh qua mạng…

- Nhu cầu thông tin liên lạc của các doanh nghiệp trong nước và liên doanh ngày càng cao, càng đa dạng.

- Do chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, cùng với sự phát triển của khu Kinh tế Vũng Áng, khu Kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo, số doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn tại Hà Tĩnh ngày càng đông. Các doanh nghiệp trong tỉnh cũng được khuyến khích phát triển. Đối với các doanh nghiệp thì thông tin liên lạc là không thể thiếu được, vì đó là vũ khí cạnh tranh giúp họ cạnh tranh thắng lợi. Vả lại, không chỉ doanh nghiệp lớn mà cả vô số các doanh

nghiệp nhỏ cũng cần thông tin liên lạc.

- Thế kỷ 21 là thế kỷ của thông tin, tin học và nền kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, ở đó thông tin là hàng hoá có giá trị đặc biệt. Đảng và Nhà nước đã ra Nghị quyết về phát triển công nghệ thông tin. Ngành Viễn thông đang tham gia tích cực để thực hiện nghị quyết này. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh Internet tham gia thị trường.

3.1.4.2 Những thách thức sẽ đến trong quá trình kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến

a. Cạnh tranh ngày càng gay gắt và mạnh mẽ

- Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với cạnh tranh không chỉ tầm quốc gia, mà còn mở ra khu vực và quốc tế.

- Hội nhập giữa Viễn thông-Tin học-Truyền thông sẽ dẫn đến nhiều đối thủ cạnh tranh mới, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới trên thị trường viễn thông. Có thể các khách hàng cũ của một doanh nghiệp lại trở thành đối thủ cạnh tranh của chính doanh nghiệp đó như Điện lực, Ngân hàng, Phát thanh truyền hình, các Công ty tin học...

- Trên thị trường viễn thông đã xuất hiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước. Theo “Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế ” của Ngành Bưu điện trình Chính phủ phê duyệt thì tiến tới sẽ có các công ty liên doanh với nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.

- Từ cạnh tranh trên thị trường viễn thông sẽ dẫn đến cạnh tranh trên thị trường các nguồn lực (vốn, lao động, thiết bị, công nghệ.. .) cho các doanh nghiệp viễn thông. Như vậy, chúng ta không chỉ đối mặt với cạnh tranh ở thị trường đầu ra, mà còn phải đối mặt với cạnh tranh ở thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Hơn nữa mức độ cạnh tranh ngày càng cao, quy mô ngày càng rộng. Từ chỗ chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, tiến tới

doanh nghiệp phải cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ liên doanh và nước ngoài. Từ chỗ chỉ bị cạnh tranh ở một số dịch vụ tới chỗ bị cạnh tranh nhiều loại dịch vụ viễn thông.

- Nói về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, hiện có 3 doanh nghiệp đang cạnh tranh thu hút khách hàng: VNPT, Viettel, FPT nhưng đã có một số doanh nghiệp đang điều tra, xem xét khả năng cung cấp dịch vụ như các công ty truyền hình cáp. Ngành phát thanh truyền hình cũng đang xây dựng mạng cáp quang đến các hộ gia đình tại một

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến tại VNPT Hà Tĩnh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w