- Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự: bất kỳ một bản án hoặc quyết định nào của Toà án có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sự vi phạm pháp luật trong việc xử lý
b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình * Kết hôn
• Nhóm quan hệ giữa vợ - chồng;
• Nhóm quan hệ giữa cha mẹ - con cái…
- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành...
b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình* Kết hôn * Kết hôn
- Kết hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình giữa nam và nữ. Những người kết hôn phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Người kết hôn phải đủ tuổi kết hôn;
• Việc kết hôn phải có sự tự nguyện của hai bên nam, nữ; • Phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng;
• Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Các trường hợp cấm kết hôn:
• Người mất năng lực hành vi dân sự;
• Những người có quan hệ huyết thống trực hệ; • Những người cùng giới tính.
* Ly hôn
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng.
- Các trường hợp ly hôn: • Thuận tình ly hôn;
• Ly hôn theo yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng). - Hậu quả pháp lý của ly hôn:
• Chấm dứt quan hệ hôn nhân, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhân dân giữa vợ và chồng;
• Giải quyết tài sản chung giữa vợ và chồng; • Giải quyết vấn đề con cái;
• Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.
* Quan hệ giữa vợ và chồng
Nội dung quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Những quyền và nghĩa vụ nhân thân là những quyền và nghĩa vụ mang yếu tố tình cảm, gắn liền với bản thân vợ chồng và không thể chuyển giao cho người khác được. Cụ thể là: vợ chồng có nghĩa vụ chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; có quyền bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình…Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm: Quyền sở hữu tài sản; Quyền thừa kế tài sản; Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng.
* Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản.
• Về nhân thân: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; Con cái có
bổn phận kính yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ…;
• Về tài sản: Cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con kể từ khi mới sinh cho đến khi con thành niên; Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình; Cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác; Con có quyền có tài sản riêng, cha mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên; Cha mẹ và con có quyền thừa kế tài sản của nhau.
- Ngoài các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái, Luật Hôn nhân và gia đình còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên khác trong gia đình như giữa ông bà và cháu, giữa cháu đã thành niên với ông bà, giữa anh chị em ruột với nhau trong trường hợp người được cấp dưỡng không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng.