Một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự * Quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Đề Cương môn pháp luật đại cương (Trang 46)

- Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự: bất kỳ một bản án hoặc quyết định nào của Toà án có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sự vi phạm pháp luật trong việc xử lý

b. Một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự * Quyền sở hữu

tên gọi, uy tín, danh dự…

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành... Đây là bộ luật đồ sộ nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nước ta.

b. Một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự* Quyền sở hữu * Quyền sở hữu

- Quyền sở hữu là quyền của chủ thể pháp luật dân sự được chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và những tài sản khác theo quy định của pháp luật (gọi chung là tài sản).

- Chủ thể của quyền sở hữu có ba quyền năng sau:

• Quyền chiếm hữu là quyền kiểm soát và chiếm giữ vật trên thực tế;

• Quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép;

• Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu được quyết định về “số phận” của vật

* Hợp đồng dân sự

- Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

- Chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm:

Cá nhân: là người có năng lực hành vi dân sự tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi thực hiện hợp đồng bằng tài sản riêng của mình. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ được phép tham gia tất cả các hợp đồng dân sự. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được ký kết các hợp đồng nếu tự mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó (trừ những trường hợp luật quy định chủ thể của loại hợp đồng đó phải từ đủ 18 tuổi trở lên như hợp đồng mua bán nhà ở…). Người dưới 16 tuổi được tham gia các hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu tối thiểu của mình.

Pháp nhân: là những tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức độc lập, có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình tham gia vào các quan hệ hợp đồng dân sự một cách độc lập.

- Hình thức ký kết hợp đồng dân sự:

Hợp đồng miệng: Các điều khoản của hợp đồng được thoả thuận bằng lời nói, cử chỉ. Sau khi thống nhất nội dung của hợp đồng, các bên sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng văn bản: Các điều khoản của hợp đồng được ghi lại dưới hình thức văn bản. Các bên (hoặc đại diện của các bên) cùng ký tên vào văn đã lập. Đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định phải có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực thì các bên phải đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục công chứng chứng thực thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý; ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà ở.

- Hợp đồng dân sự vô hiệu: Hợp đồng dân sự vô hiệu trong các trường hợp sau: • Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, xâm phạm đến lợi ích

công cộng hoặc trái với đạo đức xã hội;

• Người giao kết hợp đồng dân sự không có quyền này; • Hợp đồng dân sự giả tạo;

• Hợp đồng dân sự không được thể hiện dưới hình thức luật định;

• Hợp đồng dân được giao kết do bị nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bị đe doạ.

- Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là Toà án nhân dân. Hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý sau:

• Hợp đồng dân sự không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm giao kết;

• Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi giao kết hợp đồng;

• Chủ thể có lỗi trong việc giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu phải bồi thường thiệt hại nếu việc giap kết hợp đồng vô hiệu gây thiệt hại cho bên kia;

• Những khoản thu lợi bất hợp pháp từ việc giao kết hợp đồng vô hiệu bị tịch thu đưa vào ngân sách Nhà nước theo quyết định của Toà án.

* Thừa kế

- Thừa kết là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di sản bao gồm:

• Tài sản riêng của người chết;

• Các quyền và nghĩa vụ tài sản khác của người chết để lại.

- Người thừa kế: Là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế cũng có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đang tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật hoặc những người thừa kế không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản thì di sản thuộc về Nhà nước.

- Các loại thừa kế:

Thừa kế theo di chúc: di sản thừa kế của người đã chết được chuyển sang cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.

Thừa kế theo pháp luật: di sản thừa kế của người đã chết được chuyển sang cho người còn sống theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo pháp luật phát sinh trong các trường hợp: Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được

chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kết; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản; Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Hàng thừa kế: pháp luật dân sự xếp những người thừa kế theo thứ tự thành ba hàng thừa kế như sau: Hàng thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, của người chết; Hàng thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, cháu ruột của người chết. Những người cùng hàng thừa kế được hưởng di sản ngang nhau. Những người hàng sau chỉ được hưởng di sản khi không còn người nào ở hàng thừa kế trước.

* Quyền tác giả

- Quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhận thân phi tài sản và quyền tài sản của tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học.

- Quyền nhân thân: đặt tên cho tác phẩm của mình; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm của mình; công bố, phổ biến tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm; được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi tác phẩm…

- Quyền tài sản: hưởng nhuận bút hoặc thù lao từ việc sáng tạo tác phẩm; sử dụng tác phẩm hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm và hưởng lợi từ việc sử dụng tác phẩm đó; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ…

* Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân hay pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Chủ sở hữu có quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đề Cương môn pháp luật đại cương (Trang 46)