Nhóm quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa và xã hội: bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: quyền và nghĩa vụ học tập (điều 59) ; quyền và nghĩa vụ lao động

Một phần của tài liệu Đề Cương môn pháp luật đại cương (Trang 41)

nghĩa vụ cơ bản như: quyền và nghĩa vụ học tập (điều 59); quyền và nghĩa vụ lao động

(điều 55, 56); quyền tự do kinh doanh (điều 57); quyền sở hữu và quyền thừa kế (điều 58); quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác; quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (điều 60); quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe (điều 61); quyền đối với nhà ở (điều 62); quyền bình đẳng nam nữ (điều 63); quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình

(điều 64); quyền của trẻ em (điều 65); quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với nước, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi (điều 67); nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (điều 78); nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích (điều 80)

2. Luật Hành chính

a. Khái niệm

- Luật hành chính bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Luật hành chính điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau:

• Nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành;

• Nhóm quan hệ xã hội hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xâu dựng và củng cố tổ chức bộ máy, chế độ làm việc nội bộ của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

• Nhóm quan hệ xã hội hình thành trong quá trình các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong những trường hợp cụ thể được pháp luật quy định.

- Nguồn của ngành luật này gồm những văn bản quy phạm pháp luật như: Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Pháp lệnh cán bộ công chức, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…

b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hành chính * Trách nhiệm hành chính * Trách nhiệm hành chính

- Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý mà người có hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu trước Nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự hành chính.

- Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm sau:

• Trách nhiệm hành chính phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra; • Trách nhiệm hành chính được truy cứu đối với cả cá nhân và tổ chức;

• Trách nhiệm hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự hành chính.

- Để xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định các biện pháp sau:

• Biện pháp phạt chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất;

• Các biện pháp phạt bổ sung gồm: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính;

• Các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, tháo gỡ công trình xây dựng trái phép; buộc bồi thường thiệt hại trực tiếp do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người; đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, hoạt động lây lan dịch bệnh, hoạt động gây mất trật tự chung và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện…

• Các biện pháp hành chính khác gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh; Quản chế hành chính.

- Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền quản lý nhà nước trong giải quyết các công việc của nhà nước nhằm thi hành nghĩa vụ quản lý hành chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.

- Thủ tục hành chính gồm các giai đoạn sau: • Khởi xướng vụ việc, đưa vụ việc ra xem xét; • Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc • Thi hành quyết định hành chính

Ngoài ra, khiếu nại và xét khiếu nại là giai đoạn có thể xảy ra sau khi ra quyết định và cả trong trường hợp sau khi quyết định được thi hành.

3. Luật Hình sự

a. Khái niệm

- Luật hình sự bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định hành vi phạm tội (hành vi nguy hiểm bậc nhất cho xã hội) và hình phạt đối với người phạm tội. Luật hình sự điều chỉnh những quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội phát sinh khi xảy ra tội phạm.

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Hình sự năm 1999, các văn bản hướng dẫn thi hành…

b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hình sự* Tội phạm * Tội phạm

- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phảm những lĩnh vực khác nhau của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm đựơc chia thành bốn loại sau:

• Tội phạm ít nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù; • Tội phạm nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù; • Tội phạm rất nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù;

• Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

- Các nhóm tội phạm cụ thể:

• Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

• Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; • Các tội xâm phạm những quyền tự do, dân chủ của công dân;

• Các tội xâm phạm sở hữu;

• Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; • Các tội phạm về môi trường;

• Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; • Các tội phạm về ma tuý;

• Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; • Các tội phạm về chức vụ;

• Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

• Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân;

• Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

* Hình phạt

- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

- Mục đích của việc áp dụng hình phạt: • Trừng trị người phạm tội;

• Giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới;

• Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

- Các loại hình phạt bao gồm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Hình phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình;

Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); Trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).

4. Luật Tố tụng hình sự

a. Khái niệm

- Luật tố tụng hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự. Luật tố tụng hình sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội sau:

• Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng

• Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

- Nguồn cơ bản của ngành luật này là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành...

b. Một số nội dung cơ bản của Luật Tố tụng hình sự * Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng * Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

- Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát nhân dân; Toà án nhân dân.

- Người tiến hành tố tụng gồm: Điều tra viên; Kiểm sát viên; Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân

* Người tham gia tố tụng

- Người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án gồm: Bị can; Bị cáo; Người bị tạm giữ; Người bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người bảo về quyền lợi của đương sự.

- Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ gồm: Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch.

* Thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Thủ tục giải quyết vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn sau đây:

Một phần của tài liệu Đề Cương môn pháp luật đại cương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w