Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, người ta chia chế tài làm 2 loại:

Một phần của tài liệu Đề Cương môn pháp luật đại cương (Trang 26)

người ta chia chế tài làm 2 loại:

Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng.

Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP)

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại:

Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…);

Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền…);

Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);

Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công tác, cách chức, buộc thôi việc.

Lưu ý:

• Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật; • Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật;

• Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có thể thay đổi;

• Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài của quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Đề Cương môn pháp luật đại cương (Trang 26)