KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG FUCOIDAN TRONG NĂM LOÀI RONG

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng fucoidan từ một số loài rong nâu phổ biến ở Khánh Hòa” (Trang 73)

NÂU THU MẪU TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Từ kết quả nghiên cứu ở trên, tôi sử dụng phương pháp theo quy trình 2 để chiết tách, thu nhận fucoidan từ năm loài rong Nâu S. mcclurei, S. binderi, S. microcystum, S. polycystum, S. serratum đã thu mẫu tại Khánh Hòa. Với mỗi loài rong tiến hành ba lần thí nghiệm tách chiết và kết quả là trung bình chung giữa các lần thí nghiệm. Kết quả hàm lượng fucoidan thu được trong năm loài rong Nâu được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Hàm lượng fucoidan trong năm loài rong Nâu tại tỉnh Khánh Hòa (% so với trọng lượng rong khô)

Loài Hàm lượng fucoidan (% so với trọng lượng rong khô)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình S. mcclurei 1.33 1.34 1.34 1.34 S. binderi 2.94 2.93 2.95 2.94 S. microcystum 3.33 3.34 3.35 3.34 S. polycystum 3.56 3.53 3.54 3.54 S. serratum 2.04 2.04 2.04 2.04 37.85 83.05

100 57.63 0 20 40 60 80 100 120 S. mcclurei S. binderi S. microcystum S. polycystum S. serratum

Hàm lượng fucoidan tương đối (% so với cực đại)

Loài rong

Hình 3.2. Sự thay đổi hàm lượng fucoidan trong năm loài rong nâu thu mẫu tại tỉnh Khánh Hòa

Nhận xét

Từ kết quả thu nhận fucoidan từ năm loài rong Nâu thu mẫu tại tỉnh Khánh Hòa được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2, cho thấy hàm lượng fucoidan thu được ở các loài rong khác nhau cũng khác nhau và dao động trong khoảng 1.3 đến 3.5 % trọng lượng chất khô của rong. Trong đó hàm lượng fucoidan trong loài rong

S. mcclurei là thấp nhất trong năm loài rong và chiếm 37.85 % so với hàm lượng fucodian cực đại thu từ loài rong S. polycystum. Hàm lượng fucoidan trong loài S. polycystum là cao nhất trong năm loài rong tiến hành thí nghiệm và chiếm 3.54 % trọng lượng rong khô. Từ kết quả trên, ta có thể thấy rong S. polycystum là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho quá trình sản xuất fucoidan.

Bên cạnh đó, hàm lượng fucoidan trong loài S. microcystum loài S. binderi

cũng cao gần tương đương với loài rong S. polycystum và chiếm tương ứng là 94.35 % và 83.05% so với cực đại. Chính vì thế, ngoài nguồn nguyên liệu là loài S. polycystum thì loài S. microcystum và S. binderi cũng là nguồn rong Nâu có giá trị kinh tế cao cần được chú trọng thu nhận trong công nghiệp sản xuất fucoidan.

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng fucoidan từ một số loài rong nâu phổ biến ở Khánh Hòa” (Trang 73)