Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Hà

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 92)

Tĩnh

3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về sự cần thiết trong đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Cơ cấu kinh tế ngành mang tính khách quan nhưng con người có thể nhận thức được quy luật khách quan để chuyển dịch cơ cấu theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng ngành và nội bộ từng ngành.

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu luôn mang tính chủ quan của con người. Nếu nhận thức đúng, hành động đúng trong khai thác tiềm năng, thế mạnh; huy động tốt các nguồn lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thì tất yếu sẽ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và ngược lại, nền kinh tế sẽ suy giảm đà tăng trưởng, thậm chí đưa nền kinh tế vào giai đoạn khủng hoảng về kinh tế, xã hội và huỷ hoại môi trường sinh thái. Vì vậy phải làm cho các cấp các ngành, các chủ thể kinh tế và người dân nhận thức thấu đáo về sự cần thiết phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đảm bảo phát triển hài hoà giữa ba mặt:

- Tăng trưởng kinh tế cao, có chất lượng, liên tục và dài hạn, tạo ra tiền đề vật chất để phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo môi trường sinh thái.

- Tạo lập ổn định chính trị xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đặc biệt là việc làm có giá trị gia tăng cao, nhằm không ngừng gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động để xã hội phát triển ổn định.

- Bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, không làm mất đi lợi thế tiềm năng của từng ngành, nội bộ ngành.

Việc nâng cao nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp mà không chỉ cho các cấp các ngành, các thành phần kinh tế mà còn tuyên truyền cho các cá nhân tham gia ủng hội tích cực chủ trương phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Thông qua đó, thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội ngay trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .

3.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng phát triển bền vững về kinh tế, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Huy động vốn từ nguồn chính phủ: Mục tiêu huy động 21 nghìn tỉ đồng trong giai đoạn 2014-2018 và 21nghìn tỉ cho giai đoạn 2018-2020.

+ Đầu tư bằng ngân sách trung ương: Ngân sách trung ương sẽ đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Hà Tĩnh cần phối hợp với các bộ ngành ở trung ương để thực hiện các dự án trọng điểm sử dụng ngân sách của trung ương trong các lĩnh vực như làm đường cao tốc quốc gia (nâng cấp quốc lộ 1A, hoàn thành quốc lộ 8 và kết nối tuyến đường ven biển Hà Tĩnh với đường cao tốc ven biển quốc gia ).

+ Để đáp ứng yêu cầu về kinh phí của trung ương, Hà Tĩnh nên tập trung

vào ba lĩnh vực then chốt sau: Đầu tiên, tỉnh phải đảm bảo các nhu cầu của mình được phản ánh rõ ràng lên trung ương. Thứ hai, cần phải chú trọng đến

việc quản lý hiệu quả của các dự án do trung ương tài trợ. Cuối cùng, cần phải báo cáo kết quả thực hiện các dự án này lên trung ương để chứng minh tính hiệu quả và do đó thuyết phục được trung ương đầu tư vào các ưu tiên của Hà Tĩnh.

+ Các khoản đầu tư thông qua các đối tác phát triển: Đầu tư thông qua nguồn vốn ODA sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng năng lực và đào tạo nghề. Hà Tĩnh cần hợp tác tích cực với các nhà tài trợ hiện có để xác định các cơ hội đầu tư phù hợp với mục tiêu và ưu tiên của mình. Đặc biệt, Hà Tĩnh cần tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ từ các đối tác ODA và các tổ chức phi chính phủ để phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nước, quản lý chất thải, giảm nghèo, vệ sinh, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, giáo dục nghề nghiệp, điện khí hoá nông thôn và y tế. Trong số này, phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giáo dục nghề nghiệp và xoá đói giảm nghèo cần được coi là ưu tiên của tỉnh.

- Gây vốn thông qua doanh nghiệp (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước): Đặt mục tiêu thu hút được 161 nghìn tỉ đồng đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn 2014-2017 và 267 nghìn tỉ đồng trong giai đoạn 2018-2020. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các ngành tăng trưởng chính của nền kinh tế của Hà Tĩnh là một yếu tố quan trọng. Theo dự đoán FDI và đầu tư doanh nghiệp trong nước sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các cụm ngành. Để đảm bảo rằng Hà Tĩnh đáp ứng được các mục tiêu đầu tư để phát triển các cụm ngành này, cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Tạo ra một môi trường đầu tư mạnh mẽ dựa trên các hành động của địa phương, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của tỉnh và do đó làm cho tỉnh trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước

ngoài và trong nước.

+ Thực hiện chiến dịch xúc tiến đầu tư để xác định và hướng đến các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước để thu hút một làn sóng đầu tư mới từ các nước và các tỉnh khác ở Việt Nam.

+ Theo thời gian, xây dựng thương hiệu Hà Tĩnh như một điểm đến năng động, thân thiện đối với các hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại then chốt trong và ngoài nước.

+ Huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ gia đình để đầu tư trong các lĩnh vực như chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ cho các cụm ngành được đề xuất, phát triển cơ sở hạ tầng cộng đồng (như nhà hàng và rạp chiếu phim) và các doanh nghiệp quy mô nhỏ khác.

+ Thực hiện các chương trình hiện có để giúp các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ chế vay tín dụng thuận lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho phép họ xây dựng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

- Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, bảo đảm cho nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, với quy mô, tốc độ và xu hướng đã được hoạch định trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.2.3. Phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong các nguồn lực nhân lực là yếu tố năng động nhất. Phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực của con người vì sự tiến bộ kinh tế và xã hội. Phát triển nhân lực vừa là động lực, vừa là giải pháp đảm bảo thực hiện các yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Để phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu sản xuất, cần tập trung vào các mục tiêu giải pháp: Nâng cao trình độ con người;

nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nhà kỹ thuật, nhà kinh doanh giỏi, vững vàng, tăng nhân nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đa dạng hoá và mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo, từng bước hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao.

3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý

Trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng, khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến có thể tạo ra các sản phẩm mới, thậm chí tạo ra những ngành kinh tế mới, thay đổi cả thói quen và tập quán sản xuất kinh doanh cũ. Nhìn chung trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh hiện nay ở Hà Tĩnh, công nghệ còn lạc hậu. Thực tế trong thời gian gần đây Hà Tĩnh cũng như cả nước đã chứng minh rằng con người Việt Nam có đủ khả năng áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại. Công nghệ hiện đại sẽ cho ta năng suất lao động và chất lượng hàng hoá cao. Bên cạnh đó công nghệ cao đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra cũng cần nhận thức được rằng không phải công nghệ hiện đại sẽ làm cho công ăn việc làm giảm dần mà ngược lại về lâu về dài, công nghệ hiện đại là nhân tố bảo đảm giải quyết nhiều công ăn việc làm cho các khâu sản xuất và dịch vụ xung quanh dây chuyền sản xuất chính.

Khi đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ cũng cần thấy rằng việc nghiên cứu khoa học là cần thiết. Song với Hà Tĩnh thì việc nghiên cứu khoa học là khó khăn vì vậy cần ứng dụng các tiến bộ vào quá trình phát triển kinh tế là chủ yếu. Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại đó là phương châm “đi tắt đón đầu”, đi thẳng vào hiện đại hoá. Để làm được điều này thì trong quá trình cấp phép đầu tư các cơ quan quản lý cần nắm rõ được công nghệ đưa vào Hà Tĩnh thực hiện dự án.

Trong thời gian tới Hà Tĩnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại bao gồm chính sách ưu đãi thuế và tín dụng đối với việc vay vốn để đổi mới thiết bị và công nghệ, đặc biệt ưu tiên cho các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, các sản phẩm mới… Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước áp dụng công nghệ hiện đại vào Hà Tĩnh thông qua miễn giảm thuế. Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ với mục đích hỗ trợ đổi mới phát triển khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp; hỗ trợ cho các doanh nghiệp nghiên cứu triển khai; thực hiện thường xuyên trao giải thưởng cho các cá nhân và tập thể có các công trình nghiên cứu xuất sắc về khoa học kỹ thuật. Thành lập trung tâm tư vấn khoa học và công nghệ để giúp đỡ các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Tạo môi trường thông thoáng để quan hệ với nước ngoài, thúc đẩy các doanh nghiệp Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung đổi mới thiết bị công nghệ, rút ngắn khoảng cách về mặt công nghệ giữa nước ta và thế giới.

3.2.5. Phát triển đồng đều và bền vững giữa thành thị và nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới . với xây dựng nông thôn mới .

Chúng ta đã thấy quá trình đô thị hoá là một nhân tố đặc thù chi phối mạnh mẽ sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là quá trình đô thị hoá thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên khi thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, cần giải quyết đồng bộ vùng nông thôn nhằm ổn định các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, hạ tầng kỹ thuật cũng như quản lý để tránh những sai lầm lãng phí. Trong quá trình phát triển kinh tế toàn diện cần tập trung vào xây dựng nông thôn mới, gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư hợp lý. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của nông thôn Hà Tĩnh. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu

hạ tầng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động.

Kết luận chƣơng 3

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, nhất là phương hướng mục tiêu của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, văn kiện Đại hội Đảng toàn tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII và xem xét đánh giá thực trạng nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2008 đến nay, luận văn đã xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Về toàn bộ nền kinh tế, trong những năm tiếp theo có sự chuyển dịch nhiều so với giai đoạn trước. Năm 2008 khu vực I chiếm 38,5% đến năm 2012 giảm còn 25,85% dự báo đến năm 2020 còn 15 % trong cơ cấu GDP.

Tương ứng khu vực II và khu vực III cũng tăng dần.

Trên cơ sở xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, luận văn đã đi sâu phân tích chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành.

Ngành nông nghiệp cơ cấu trong GDP ngành càng giảm, nhưng đây là giảm tương đối còn về giá trị tuyệt đối thì ngành nông nghiệp chiếm phần lớn, gần 4,5 lần so với ngành công nghiệp và dịch vụ cộng lại.

Trong ngành nông nghiệp xu hướng chuyển dịch cơ cấu là ngành trồng trọt ngày càng giảm, ngành chăn nuôi ngày càng tăng.

Ngành thủy sản có cơ cấu ngày càng tăng. Năm 2008 chiếm 9,99% , năm 2012 tăng lên 11,23%, dự kiến đến năm 2020 chiếm 13,6% cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cơ cấu ngành thủy sản có xu hướng chuyển dịch: Ngành khai thác ngày càng giảm, ngày nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng.

Ngành lâm nghiệp có giá trị tuyệt đối năm 2012 gấp 2,08 lần năm 2008, ngành có cơ cấu nhỏ bé so với GDP của khu vực I này dự kiến đến năm 2020 sẽ có giá trị tuyệt đối gấp 3,5 lần năm 2012.

Ngành công nghiệp cơ cấu ngày càng giảm, năm 2012 so với năm 2008 giảm 15,64 %, dự kiến sẽ còn giảm vào các năm tiếp theo và ngược lại, ngành xây dựng theo xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối ngành công nghiệp cao hơn ngành xây dựng rất nhiều.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp có sự dịch chuyển theo xu hướng sau: hiện tại giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng ngày càng giảm, năm 2008 chiếm 23,65% , năm 2012 chiếm 8,63%, nhưng dự kiến vài năm nữa sẽ tăng khi triển khai thuận lợi dự án sắt Thạch Khê. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng rất lớn.

Khu vực III: Đây là khu vực có cơ cấu trong GDP khá lớn, năm 2008 chiếm 31,7%, năm 2012 chiếm 36,44%.

Trong cơ cấu khu vực III, một số ngành có cơ cấu giảm là ngành kinh doanh tài sản, vận tải, giáo dục đào tạo. Tương ứng với chúng là một số ngành có cơ cấu tăng như thương nghiệp, quản lý Nhà nước, y tế. Đây cũng là xu thế phát triển tất yếu của Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý là nhân tố rất quan trọng trong tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế có tác động đến cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nội dung quan trọng hàng đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả trước mắt và lâu dài.

Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 19,1 triệu đồng/năm. Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Hà

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)