Những chỉ tiêu chính phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 29)

1.5.1. Cơ cấu giá trị

giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng chuyển dịch và mức độ thành công của công nghiệp hoá. Tỷ lệ phần trăm của các ngành cấp I ﴾nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) trong GDP là một trong những tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá, mối tương quan giữa các ngành này có xu hướng chung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm, còn khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp [28, tr.8].

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế, việc phân tích cơ cấu các phân ngành (cấp II, cấp III) có một ý nghĩa quan trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh, chất lượng và mức độ hiện đại hoá của nền kinh tế.

1.5.2. Cơ cấu lao động việc làm

Lao động việc làm được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế. Một nền kinh tế chuyển dịch thành công không chỉ phản ánh ở tỷ trọng giá trị trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên, mà cùng với sự tăng giá trị đóng góp của các ngành này trong GDP phải là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

1.5.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một tiêu chí quan trọng đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phản ánh trong cơ cấu xuất khẩu là tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, đã qua chế biến, giá trị gia tăng cao, có hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng nông

nghiệp, chưa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp, có hàm lượng khoa học – công nghệ thấp.

1.5.4. Cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành kinh tế

Quá trình công nghiệp hoá là quá trình mà vốn đầu tư có sự biến đổi về cơ cấu, chuyển từ tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp sang đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; chuyển từ đầu tư vào sản xuất các loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước là chủ yếu sang đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu…

1.6 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phƣơng

1.6.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh

1.6.1.1 Bắc Ninh

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển kinh tế xã hội khá cao. Về kinh tế, tốc độ tăng bình quân GDP giai đoạn 2011-2013 đạt 14% ( cao hơn rất nhiều mức bình quân cả nước ) [38]. Đạt được thành tựu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh có sự dịch chuyển theo xu thế ngành nông nghiệp ngày càng giảm, ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: %

Năm 2011 2012 9 tháng 2013

Tổng GDP 100 100 100

Nông lâm, ngư nghiệp 8 5,61 6

Công nghiệp xây dựng 70,8 77,82 73,5

Dịch vụ 20,6 16,57 20,5

Nguồn : www bacninh.gov.vn

pháp rất hiệu quả:

Thứ nhất, tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng điểm phát triển.

Thứ hai, tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thứ ba, có các chính sách hiệu quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư .

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ năm, Bắc Ninh rất chú trọng việc mở rộng thị trường.

Thứ sáu, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Thứ bảy, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý, hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển.

Thứ tám, tổ chức các phong trào thi đua quần chúng.

Thứ chín, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách sát sao.

1.6.1.2 Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang cũng có bước phát triển kinh tế xã hội khá, tốc độ tăng bình quân GDP giai đoạn 2011-2013 đạt 10% (cao hơn mức bình quân cả nước ) [39]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chưa nhanh nhưng theo hướng tích cực đó là tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ và giảm tỉ trọng ở ngành nông nghiệp .

Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang

Đơn vị tính: %

Năm 2011 2012 9 tháng 2013

Tổng GDP 100 100 100

Nông lâm, ngư nghiệp 48,6 46,8 44,5

Công nghiệp xây dựng 26,5 28,3 30,2

Dịch vụ 24,9 24,9 25,5

Sự phát triển kinh tế ở tỉnh Tiền Giang có được là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang có chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tỉnh đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là biện pháp quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, đối với ngành nông lâm ngư nghiệp đã thực hiện theo định hướng quy hoạch thông qua 4 chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, vườn, chăn nuôi và thủy sản. Tình hình phát triển khu vực nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đặc biệt kinh tế vườn và kinh tế thủy sản đã có những bước đột phá nhất định làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế ngành công nghiệp dịch vụ.

Thứ ba, đối với ngành công nghiệp xây dựng đã có sự sắp xếp cơ cấu lại tổ chức, gắn sản xuất với thị trường thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hóa từng bước các khâu sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm.

Thứ tư, tỉnh có nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn đầu tư đặc biệt là việc kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước.

1.6.2. Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Hà Tĩnh

Từ bài học thành công và chưa thành công của một số tỉnh, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Hà Tĩnh như sau:

- Phải có chiến lược quy hoạch sản xuất phù hợp với lợi thế của tỉnh, phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Mở rộng sản xuất những ngành mà tỉnh có lợi thế so sánh. Xây dựng được kế hoạch và chương trình trọng điểm cho từng giai đoạn phát triển

- Tăng cường đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thủy lợi,… để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường cho hàng hóa trong tỉnh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, vốn đầu tư là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng của tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, để phát triển cần tạo ra các chính sách thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài tỉnh.

- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài tỉnh, khai thông thị trường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

- Đa dạng hóa thành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tín dụng để huy động vốn.

- Tổ chức được các phong trào thi đua nhằm thúc đẩy nhân dân tích cực phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho cá nhân và cho xã hội.

Trên đây là một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả hệ thống, phân tích ngắn gọn, với mục đích hình thành công cụ để nghiên cứu làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đề xuất phương hướng và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.

Kết luận chƣơng I

Các khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã phân tích ở trên cho thấy rõ bản chất của vấn đề. Từ những khái niệm đó luận văn đã xem xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển kinh tế. Kết quả phân tích đã cho thấy tính khách quan, mối quan hệ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình tất yếu đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời nhịp độ phát triển, tính bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế linh hoạt phù hợp với các điều kiện và các lợi thế tương đối của nền kinh tế. Cũng trong chương này, tác giả đã tập trung phân tích các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nhân tố rất quan trọng là vai trò của nhà nước với các cơ chế chính sách thế nào để có tác dụng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Với kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một số tỉnh đã cho chúng ta bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tế Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Quá trình này đòi hỏi chúng ta phải khai thác thế mạnh, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trong đó cần tập trung các ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Hà Tĩnh Tĩnh

Ngoài một số nhân tố chung như chủ trương chính sách của Đảng về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng trong các kỳ Đại hội và Hội nghị, hoặc xu hướng toàn cầu hóa kinh tế là động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung thì tại Hà Tĩnh các nhân tố được phân ra làm 2 nhóm như sau:

2.1.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất

2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Tỉnh Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình. Cách thủ đô Hà Nội 350 km về phía Bắc; cách thành phố Đà Nẵng 420 km và thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam.

Diện tích đất tự nhiên của Hà Tĩnh trên 6.000 km2 và có bờ biển dài trên 137 km với 18.000 km2 mặt nước biển, dân số gần 1,3 triệu người với 58% dân số trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động của Hà Tĩnh trẻ, có chất lượng và khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như: Mỏ sắt Thạch Khê trữ lượng 544 triệu tấn đang trong quá trình khai thác, Quặng Titan trữ lượng 5 triệu tấn, đá Granít có trữ lượng khoảng 1,1 tỷ m3, có các mỏ Mangan, đôlômit… Đây là cơ sở cho sự phát triển các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp nặng.

càng được cải thiện. Hệ thống giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Có 3 trục giao thông quốc gia chạy qua Hà Tĩnh: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam; có quốc lộ 12 nối cửa khẩu Chalo, quốc lộ 8A nối cửa khẩu Cầu Treo với cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là cửa ngõ ngắn nhất đi ra biển của nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; Hiện nay cảng Vũng Áng đã được xây dựng hoàn thành 2 cầu cảng cho tàu 5 vạn tấn vào cập cảng và cảng nước sâu Sơn Dương đang triển khai xây dựng cho tàu 30 vạn tấn cập cảng.

Hình 2.1. Hiện trạng và dự kiến Giao thông Hà Tĩnh

(Nguồn: Sở Giao thông Hà Tĩnh)

Hệ thống điện được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Các tuyến 110KV; 220KV; 500KV thuộc hệ thống lưới điện Quốc gia đều qua Hà Tĩnh. Tại Khu kinh tế Vũng Áng Chính phủ đã quy hoạch cụm nhiệt điện có công suất 4.800MW. Trong đó, Nhà máy nhiệt điện số 1 công suất 1.200MW do Tập đoàn dầu khí Quốc gia đầu tư đã xây dựng xong, hiện đang chạy thử, dự

kiến tháng 12/2013 sẽ hoà vào lưới điện quốc gia, Nhà máy nhiệt điện số 2 công suất 1.320MW cũng do Tập đoàn dầu khí Quốc gia đầu tư sẽ được triển khai xây dựng vào đầu năm 2014 .

Hệ thống cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp được đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước được đảm bảo. Tại các thị trấn, thị xã, thành phố và các khu kinh tế các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng.

Hệ thống thông tin liên lạc phát triển đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh, với mạng lưới và thiết bị hiện đại, có khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế có nhiều hình thức khác nhau đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu tư.

Hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm hoàn thiện và đồng bộ đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, đảm bảo nhanh an toàn và hiệu quả.

Hệ thống thương mại, dịch vụ ngày càng được mở rộng, kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển. Các dự án du lịch lớn đã và đang được triển khai, đặc biệt hệ thống các cửa hàng chuyên doanh theo ngành hàng và mô hình chuỗi đang được mở rộng tại Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt: 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh khá cao, nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay

đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

Hình 2.2. Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình ở Bắc Trung Bộ 2008–2012

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh)

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2.000 mm, cá biệt có nơi trên 3.000 mm.

Như vậy, với nguồn lực tự nhiên trên, Hà Tĩnh có cơ sở để đẩy mạnh một số ngành công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến như chế biến quặng, chế biến lâm sản, ... hay là phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy hải sản nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ, cung ứng vốn cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.1.1.2. Vốn đầu tư phân theo cấp quản lý

Vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng.

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)