Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 33)

Từ bài học thành công và chưa thành công của một số tỉnh, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Hà Tĩnh như sau:

- Phải có chiến lược quy hoạch sản xuất phù hợp với lợi thế của tỉnh, phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Mở rộng sản xuất những ngành mà tỉnh có lợi thế so sánh. Xây dựng được kế hoạch và chương trình trọng điểm cho từng giai đoạn phát triển

- Tăng cường đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thủy lợi,… để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường cho hàng hóa trong tỉnh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, vốn đầu tư là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng của tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, để phát triển cần tạo ra các chính sách thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài tỉnh.

- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở trong và ngoài tỉnh, khai thông thị trường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

- Đa dạng hóa thành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tín dụng để huy động vốn.

- Tổ chức được các phong trào thi đua nhằm thúc đẩy nhân dân tích cực phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho cá nhân và cho xã hội.

Trên đây là một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả hệ thống, phân tích ngắn gọn, với mục đích hình thành công cụ để nghiên cứu làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đề xuất phương hướng và giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.

Kết luận chƣơng I

Các khái niệm cơ cấu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã phân tích ở trên cho thấy rõ bản chất của vấn đề. Từ những khái niệm đó luận văn đã xem xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển kinh tế. Kết quả phân tích đã cho thấy tính khách quan, mối quan hệ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình tất yếu đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời nhịp độ phát triển, tính bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế linh hoạt phù hợp với các điều kiện và các lợi thế tương đối của nền kinh tế. Cũng trong chương này, tác giả đã tập trung phân tích các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nhân tố rất quan trọng là vai trò của nhà nước với các cơ chế chính sách thế nào để có tác dụng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Với kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một số tỉnh đã cho chúng ta bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tế Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Quá trình này đòi hỏi chúng ta phải khai thác thế mạnh, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trong đó cần tập trung các ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 33)