Kinh nghiệm của một số tỉnh

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 31)

1.6.1.1 Bắc Ninh

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển kinh tế xã hội khá cao. Về kinh tế, tốc độ tăng bình quân GDP giai đoạn 2011-2013 đạt 14% ( cao hơn rất nhiều mức bình quân cả nước ) [38]. Đạt được thành tựu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh có sự dịch chuyển theo xu thế ngành nông nghiệp ngày càng giảm, ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: %

Năm 2011 2012 9 tháng 2013

Tổng GDP 100 100 100

Nông lâm, ngư nghiệp 8 5,61 6

Công nghiệp xây dựng 70,8 77,82 73,5

Dịch vụ 20,6 16,57 20,5

Nguồn : www bacninh.gov.vn

pháp rất hiệu quả:

Thứ nhất, tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng điểm phát triển.

Thứ hai, tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thứ ba, có các chính sách hiệu quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư .

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ năm, Bắc Ninh rất chú trọng việc mở rộng thị trường.

Thứ sáu, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.

Thứ bảy, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý, hỗ trợ mọi thành phần kinh tế phát triển.

Thứ tám, tổ chức các phong trào thi đua quần chúng.

Thứ chín, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách sát sao.

1.6.1.2 Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang cũng có bước phát triển kinh tế xã hội khá, tốc độ tăng bình quân GDP giai đoạn 2011-2013 đạt 10% (cao hơn mức bình quân cả nước ) [39]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chưa nhanh nhưng theo hướng tích cực đó là tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ và giảm tỉ trọng ở ngành nông nghiệp .

Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang

Đơn vị tính: %

Năm 2011 2012 9 tháng 2013

Tổng GDP 100 100 100

Nông lâm, ngư nghiệp 48,6 46,8 44,5

Công nghiệp xây dựng 26,5 28,3 30,2

Dịch vụ 24,9 24,9 25,5

Sự phát triển kinh tế ở tỉnh Tiền Giang có được là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang có chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tỉnh đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là biện pháp quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, đối với ngành nông lâm ngư nghiệp đã thực hiện theo định hướng quy hoạch thông qua 4 chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, vườn, chăn nuôi và thủy sản. Tình hình phát triển khu vực nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đặc biệt kinh tế vườn và kinh tế thủy sản đã có những bước đột phá nhất định làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế ngành công nghiệp dịch vụ.

Thứ ba, đối với ngành công nghiệp xây dựng đã có sự sắp xếp cơ cấu lại tổ chức, gắn sản xuất với thị trường thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hóa từng bước các khâu sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm.

Thứ tư, tỉnh có nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn đầu tư đặc biệt là việc kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà tĩnh (Trang 31)