BÀI 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ I KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu ON THI TN MON DIA LI CUC HAY CHI VIEC DAY KHONG CAN CHINH SUA (Trang 55)

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN

BÀI 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ I KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh và thành phố, diện tích 2,4 triệu ha, dân số 12 triệu người ( 2006 ) -Là vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội: Vị trì địa lý, đất bazan màu mỡ, đất xám trên đất phù sa cổ, có nhiều như trường lớn, nhiều dầu mỏ, tiềm năng thủy điện lớn

- Có nguồn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nền kinh tế hàng hóa phát triển

- Hạn chế: Thiếu nước vào mùa khô, ô nhiễm môi trường.- Cần tập trung khai thác tốt các ngành công nghiệp:

+ Các ngành công nghệ cao + Ngành dịch vụ

+ Ngành nông nghiệp

+ Các ngành kinh tế tổng hợp.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.

Trả lời

So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh sau đây:

a. Vị trí địa lý.

- Giáp với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước; giáp Tây Nguyên ( vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản); giáp Duyên hải Nam Trung Bộ ( là vùng nguyên liệu về thủy sản và cây công nghiệp)

- Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế. - Có sân bay quốc tế, thuận lợi trong giao lưu khu vực và quốc với thời gian ngắn.

b. Về tự nhiên.

- Đất: bazan màu mỡ, chiếm 40 % diện tích cả vùng và nối tiếp với đất bazan của Nam Tây Nguyên; đất xám tập trung thành vùng lớn tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt. Thích hợp

hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn như cao su, cà phê, hồ tiêu…một số cây ngắn ngày như : mía, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm …

- Khí hậu, nguồn nước

+ Khí hâu cận xích đạo ít bị ảnh hưởng của bão, thích hợp cho trồng cây nhiệt đới cho năng suất cao. Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô và sự xâm nhập thủy triều sâu vào đất liền. + Vùng có hệ thống sông Đồng Nai, có giá trị về nhiều mặt (thủy điện, giao thông, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ).

- Sinh vật: Không nhiều so với các vùng khác trong cả nước nhưng vẫn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. .Có nhiều ngư trường lớn về thủy hải sản. ( từ Ninh Thuận – Kiêng Giang)

- Khoáng sản: Dầu khí phân bố ở vùng thềm lục địa. Ngoài ra có sét, cao lanh ở Đồng Nai, Bình Dương ).

c. Điều kiện kinh tế xã hội.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào khoảng 11,7 triệu người (2005) chiếm 14,1 % dân số cả nước, là vùng nhập cư lớn thứ hai sau Tây Nguyên.

- Tập trung nhiều lao động có tay nghề ,có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

- Chất lượng nguồn lao động có khả năng thích ứng với công việc nhanh, nhạy bén với thị trường và khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là vùng có cở vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất ở phía Nam ( giao thông, thông tin liên lạc, đặc biệt là đầu mối giao thông vận tải TP.HCM )

- Mạng lưới dịch vụ,thương mại, ngân hàng … phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. - Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất - Là vùng thu hút nhiều vốn, dự án đầu tư nước ngoài.

Câu 2: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.

Trả lời:

- Tăng cường cơ sở vật chất cho vùng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn. + Cơ sở năng lượng của các vùng đã và đang giải quyết từ các nguồn:

Thủy điện Trị An ( 400.000 KW). Thủy điện Thác Mơ 150.000 KW).

Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi ( 475.000 KW).

Nhiệt điện tua bin khí Phú Mỹ I, II, III, IV ( tổng công suất là 4 triệu KW) Đường dây cao áp 500KV tải từ thủy điện Hòa Bình vào.

- Tăng cường hệ thống giao thông, thông tin liên lạc.

- Mở rộng đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành công nghệ cao.

- Giảm thiểu về môi trường, có biện pháp chống ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp.

Câu 3: Chứng minh: sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế vùng.

Trả lời

- Việc đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển công nghiệp lọc dầu, hóa dầu và các ngành dịch vụ dầu khí đã tác động mạnh đến phát triển của vùng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ của vùng.

- Du lịch biển đã và đang ngày càng phát triển mạnh với trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch khác như: Côn Đảo, Long Hải …Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.

- Mở rộng cảng biển, hiện đại hóa hệ thống cảng sông Sài Gòn sẽ tác động mạnh mẽ tới các ngành giao thông vận tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu…

- Khai thác tốt ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ tác động mạnh đến các ngành công nghiệp chế biến.

Câu 4. Hãy nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa. Trả lời

- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc, hóa dầu. Phát triển mạnh cụm khí điện Phú Mỹ.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở những vũng, vịnh có tiềm năng. - Tập trung khai thác, phát tiển du lịch biển.

- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu, cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.

- Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển cần chú ý giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường.

Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của đổng bằng Sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển kinh tế của vùng.

- Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến đồng bằng Sông Cửu Long thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước. - Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của đồng bằng Sông Cửu Long trên Át lát địa lí Việt Nam.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Nêu các bộ phận hợp thành đồng bằng Sông Cửu Long. Trả lời

- Đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 40 nghìn km2, chiếm 12% diện tích toàn quốc và số dân hơn 17,4 triệu người năm 2006, chiếm 20,7 % dân số cả nước.

- Là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, bao gổm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu ( thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông ( đồng bằng Cà Mau).

Câu2: Trình bày thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển KT-XH.

Trả lời

a. Thế mạnh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, hoa màu.

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lượng mưa lớn từ 1300-2000mm/năm thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất, sinh hoạt.

- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tài nguyên sinh vật phong phú. Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng tràm. Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.

- Tài nguyên biển phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, diện tích mặt nước rộng lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí. b. Hạn chế

- Thiếu nước mùa khô

- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. - Lũ lụt, hạn hán.

Câu 3: Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào ?

Trả lời

- Thiết lập công trình thủy lợi để tháo chua, rửa mặn cho đất - Mở rộng diện tích canh tác

- Thâm canh , tăng vụ.

- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp

Câu 3: Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng đất ở đông bằng sông Cửu Long, năm 2005

Các loại đất Tỉ lệ % Đất nông nghiệp 63,4 Đất lâm nghiệp 8,8 Đất chuyên dùng 5,4 Đất ở 2,7 Đất chưa sử dụng 19,7

a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 2005. b. Qua biểu đồ, rút ra nhận xét về cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời.

a. Vẽ biểu đồ.

- Vẽ biểu đồ hình tròn

- Yêu cầu: Ghi đầy đủ tên biểu đồ, có kí hiệu và chú thích cho từng loại đất, ghi số liệu vào biểu đồ. b. Nhận xét và giải thích.

* Nhận xét.

- Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long rất khác nhau. + Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn ( 63,4 % )

+ Diện tích đất chưa sử dụng còn quá lớn ( 19,7 % ) + Diện tích đất lâm nghiệp quá ít ( 8,8 % )

+ Diện tích đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ quá nhỏ.

Câu 4: Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: tạ/ha)

Năng suất lúa cả năm của cả nước, của đồng bằng sông Hồng, và đ.bằng sông Cửu Long Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long

1995 36,9 44,4 40,2

2000 42,2 55,2 42,3

2005 48,9 54,3 50,4

a. Hãy vẽ biểu đồ so sánh năng suất lúa của cả nước, của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét về năng suất lúa của 3 khu vực nói trên.

Trả lời

a. Vẽ biểu đồ hình cột gộp nhóm b. Nhận xét.

- So sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long với năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Hồng:

+ Năm 1995: Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn đồng bằng sông Hồng 4,2 tạ/ha và cao hơn năng suất trung bình cả nước là 3,3 tạ/ha.

+ Năm 2000: Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn đồng bằng sông Hồng 12,9 tạ/ha và thấp hơn năng suất trung bình cả nước là 0,1 tạ/ha.

+ Năm 2005 Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng lên nhanh và chỉ thấp hơn đồng bằng sông Hồng 3,9 tạ/ha và cao hơn cả nước là 1,5 tạ/ha.

- So sánh tốc độ tăng của năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước và đồng bằng sông Hồng:

+ Giai đoạn 1995 – 2000: đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn cả nước và đồng bằng sông Hồng.

+ Giai đoạn 2000-2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh nhất, tăng 1,19 lần, trong khi đó cả nước tăng 1,15 lần, còn đồng bằng sông Hồng lại giảm.

Bài 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ,AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Đánh giá tổng quan về các nguồn lợi biển, đảo của nước ta

- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta

- Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo. - Xác định được các đảo, quần đảo, huyện đảo trên Atlat địa lý Việt Nam

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào ? Trả lời

- Nội thủy - Lãnh hải ( rộng 12 hải lý )

- Vùng tiếp giáp lãnh hải ( 12 hải lý ) - Vùng đặc quyền kinh tế ( 200 hải lý tính từ đường cơ sở ) - Vùng thềm lục địa ( 200 hải lý đến tối đa 350 hải lý )

Câu 2: Nêu những điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển Trả lời

- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên

- Phát triển giao thông vận tải biển: do nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng

- Phát triển du lịch biển, đảo: Có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

Câu 3: Vì sao Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong quản lý các vấn đề về biển và thềm lục địa ?

Trả lời

- Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng.

- Là nhân tố tạo sự phát triển bền vững, ổn định trong khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích nhất ở Biển Đông

Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước.

Câu 4: Vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo? Kể tên những huyện đảo của nước ta. Trả lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, có 2 quần đảo lớn nhất: Hoàng Sa ( thành phố Đà Nẵng ), Trường Sa ( Khánh Hòa )

- Có 9 huyện đảo

+ Vân Đồn, Cô Tô ( Quảng Ninh ) + Cát Hải, Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng ) + Cồn Cỏ ( Quảng Trị + Hoàng Sa ( Đà Nẵng )

+ Lý Sơn ( Quảng Ngãi ) + Trường Sa ( Khánh Hòa ) + Phú Quý ( Bình Thuận ) + Côn Đảo ( Bà Rịa-Vũng Tàu ) + Kiên hải, Phú Quốc ( Kiên Giang )

* Có thể sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để tìm đảo, quần đảo, huyện đảo.

Câu 5: Nêu ý nghĩa các đảo và quần đảo nước ta. Trả lời

a. Về kinh tế- xã hội

- Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực…nuôi trồng thủy hải sản tôm sú, tôm hùm…cũng như các đặc sản bào ngư, ngọc trai, tổ yến, đồi mồi…

- Phát triển công nghiệp chế biến, đông lạnh… - Giao thông vận tải biển

- Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch + Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên + Di tích lịch sử, cách mạng…

+ Tuy nhiên chưa được khai thác nhiều.

- Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo b. Về an ninh quốc phòng

- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa - Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước .

Bài 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Một phần của tài liệu ON THI TN MON DIA LI CUC HAY CHI VIEC DAY KHONG CAN CHINH SUA (Trang 55)