II CÂU HỎI ÔN LUYỆ N:
BÀI 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC I KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt diễn ra bình thường.
- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, với đầy đủ các loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống.
- Thông tin liên lạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ đời sống thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Đây là ngành phát triển rất nhanh chóng với hai hoạt động chính: bưu chính, viễn thông.
II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Câu 1: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời
a/. Vai trò giao thông vận tải :
- Giao thông vận tải là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Giao thông vận tải nối sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân. - Giao thông vận tải tạo mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và trên thế giới.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Là điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.
- Là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội một nước. b/. Thông tin liên lạc:
- Vận chuyển các thông tin nhanh chóng, kịp thời.
- Thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng trong nước và trên thế giới.
- Trong đời sống hiện đại không thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc sống, xem là thước đo của nền văn minh.
- Thúc đẩy quá trình tổ chức hóa.
Câu 2: (Nâng cao) Hãy nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển giao thông vận tải ở nước ta?
Trả lời
a/. Thuận lợi: - Vị trí địa lí
+ Nằm gần trung tâm Đông Nam Á. + Trên đường giao thông hàng hải quốc tế.
+ Đầu mối của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.
+ Vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng không quốc tế. - Tự nhiên:
+ Địa hình: tạo điều kiện giao thông xuyên Bắc – Nam từ đồng bằng lên miền núi.
+ Khí hậu: nóng quanh năm tạo điều kiện giao thông vận tải có thể hoạt động quanh năm.
+ Thủy văn: mạng lưới sông ngòi dày đặc và hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy trong nước và quốc tế.
+ Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển. - Kinh tế - xã hội:
+ Sự phát triển kinh tế là động lực phát triển giao thông vận tải. + Nguồn lao động dồi dào.
+ Cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh và đa dạng.
+ Chính sách ưu tiên phát triển giao thông vận tải. Nước ta đang hoàn thiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên giao thông phải đi trước một bước.
b/. Khó khăn:
- Vị trí địa lí: lãnh thổ kéo dài Bắc – Nam làm tăng cự ly vận chuyển. - Tự nhiên:
+ Phần lớn đồi núi, độ chia cắt lớn. + Khí hậu: mưa, bão, lũ lụt....
+ Thủy văn: phân hóa theo mùa, biến động thất thường. - Kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở vật chất còn hạn chế, phân bố không đều. + Lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngành.
Câu 3: Bảng số liệu cơ cấu vận tải năm 2000. (đơn vị %).
Loại hình vận tải Số lượng hành khách Khối lượng hàng hóa
Vận chuyển Luân chuyển Vận chuyển Luân chuyển - Đường sắt - Đường bộ - Đường sông - Đường biển - Đường hàng không 1,1 84,4 13,9 0,1 0,5 9 64,5 7 0,3 19,2 3 66,3 20 10,6 0,1 3,7 14,1 7 74,9 0,3
Hãy phân tích bảng số liệu trên, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta.
Trả lời:
a/. Cơ cấu vận tải hành khách:
- Trong cơ cấu số lượng vận tải hành khách: đường bộ chiếm ưu thế 84,4%, tiếp đến đường sông: 13,9%. Còn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ: đường biển: 0,1%
- Trong cơ cấu số lượng hành khách luân chuyển đường bộ vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất: 64,5%, nhưng vẫn không bằng tỉ trọng hành khách vận chuyển. Điều này cho thấy cự ly vận chuyển của đường bộ thường ngắn. Khối lượng hành khách luân chuyển của đường hàng không đứng thứ 2: 19,2% nhưng số lượng vận chuyển chỉ chiếm 0,5%, cho thấy cự ly vận chuyển đường hàng không rất dài.
b/. Cơ cấu vận chuyển hàng hóa:
- Về khối lượng vận chuyển hàng hóa ngành vận tải đường bộ đứng đầu: 66,3%, thứ 2 đường sông, thứ 3 đường biển, thấp là đường hàng không và đường sắt (0,1% và 3%). Đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ là do giá cước vận chuyển cao, chỉ chở hàng hóa và khối lượng nhỏ.
- Về khối lượng luân chuyển thì ngành vận tải đường biển chiếm từ 74,9% dẫn đầu, đường bộ đứng thứ 2 chỉ có 14,1%
+ Còn các loại hình vận tải khác khối lượng luân chuyển chiếm tỉ trọng nhỏ: đường sông: 7%, đường sắt: 3,7%, đường hàng không thấp nhất 0,3%.
+ Như vậy cự ly vận chuyển của đường biển dài nhất, đường bộ có cự ly vận chuyển ngắn hơn.
Câu 4: Nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta Trả lời
a/. Đặc điểm của ngành bưu chính:
- Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- Mạng lưới phân bố chưa đều, ở miền núi, hải đảo còn chưa phát triển.
- Công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao, chưa tương xứng với tiêu chuấn quốc tế.
- Sắp tới ngành bưu chính sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa đạt trình độ hiện đại, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để ngành bưu chính trở thành ngành kinh doanh có hiệu quả.
b/. Đặc điểm của ngành viễn thông: - Phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.
- Luôn đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại. - Phát triển rộng khắp trên toàn quốc.
- Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển: mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.
- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua vệ tinh và cáp biển..
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI I- KIẾN THỨC CƠ BẢN :
+ Ngành nội thương trong những năm gần đây có bước phát triển nhanh chóng, hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
+ Ngành ngọai thương từ sau 1988 có nhiều chuyển biến cả về tổng giá trị, về cán cân và cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, về thị trường và cơ chế quản lý… Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, Việt Nam gia nhập WTO.
II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Câu 1: Cho bảng số liệu dưới đây: (Đơn vị: Tỉ đồng)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo vùng
Các vùng 2000 2005
Cả nước 220 411 480 293
Trung du và miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
13 39243 120 43 120 14 858 20 575 7 599 77 361 43 506 35 099 96 422 30 022 46 707 17 398 157 144 97 501
a- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2005.
b- Nhận xét tỉ trọng và sự thay đổi tỉ trọng của các vùng trong giai đọan 2000-2005 và giải thích tại sao Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là ba vùng có tỉ trọng lớn nhất so với các vùng trong cả nước.
Trả lời
+ Vẽ biểu đồ:
- Xử lý số liệu.
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn, biểu đồ năm 2005 có bán kính lớn hơn biểu đồ năm 2000. + Nhận xét:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế không đều giữa các vùng:
- Đông Nam Bộ là vùng chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước.(dẫn chứng) - Tây Nguyên là vùng có tỉ trọng nhỏ nhất.(dẫn chứng)
- Các vùng còn lại có sự phân hóa không đều.
- Đứng sau Đông Nam Bộ là: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ,Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- So năm 2005 với năm 2000, các vùng có tỉ trọng tăng là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng các vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ có tỉ trọng giảm tuy không nhiều. ( dẫn chứng )
+ Giải thích:
Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng lớn nhất trong các vùng vì đây là ba vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước. Số dân đông và nền kinh tế khá phát triển nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn. Tuy nhiên, giữa Đông Nam Bộ với hai vùng đồng bằng còn có những khoảng cách nhất định vì Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất cả nước với thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm tiêu thụ lớn nhất nước ta.
Câu 2: - Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu trị giá nhập khẩu hàng hóa của nước ta phân theo nhóm hàng (Đơn vị: %)
Năm Tổng cộng Chia ra
Nhóm hàng tư liệu sản xuất Nhóm hàng tiêu dùng 1995 2000 2002 2004 2005 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 84,8 93,8 92,1 93,3 91,9 15,2 6,2 7,9 6,7 8,1
a- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta trong giai đọan 1995 – 2005.
b- Nhận xét giải thích sự thay đổi đó.
Trả lời
a- Vẽ biểu đồ miền, chú ý khoảng cách thời gian. b- Nhận xét giải thích sự thay đổi:
- Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng về tỉ trọng, từ 84,8% (1995) lên 91,9% (2005) tăng 7,1%. Do nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cần nhiều phương tiện máy móc, tư liệu sản xuất phục vụ quá trình sản xuất nên nhóm hàng nhập khẩu này chiếm ưu thế.
- Nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỉ lệ nhỏ và có xu hướng giảm từ 15,2% (1995) xuống 8,1% (2005), giảm 7,1% do nước ta đã tự sản xuất được nhiều mặt hàng đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước.
Câu 3: - Chứng minh rằng hoạt động ngoại thương của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
Trả lời
* Họat động ngoại thương có những chuyển biến rõ rệt: - Về cơ cấu:
. Trước Đổi mới nước ta là nước nhập siêu.
. Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối
. Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước Đổi mới. - Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
- Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới
- Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) * Về xuất khẩu:
- Quy mô kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng
- Mặt hàng xuất khẩu tăng cả về số lượng, lọai, và cơ cấu.
- Hàng xuất khẩu chủ yếu là: Khóang sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản.
- Thị trường mở rộng, lớn nhất là Mỹ tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc… * Về nhập khẩu:
- Kim ngạch nhập khẩu tăng lên mạnh hơn xuất khẩu.
- Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất (91,9%), còn lại là hàng tiêu dùng. - Thị trường chủ yếu là châu Á Thái Bình Dương và châu Âu.