BÀI 29: THỰC HÀNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu ON THI TN MON DIA LI CUC HAY CHI VIEC DAY KHONG CAN CHINH SUA (Trang 36)

II CÂU HỎI ÔN LUYỆ N:

BÀI 29: THỰC HÀNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

Bài tập 1: Bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế (giá thực tế) đơn vị: tỉ đồng

Thành phần kinh tế Năm 1996 Năm 2005

- Nhà nước

- Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể). - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

74. 16135. 682 35. 682 39. 589 249. 085 308. 854 433. 110

a/. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005

b/. Nêu nhận xét

Trả lời:

a/. Vẽ biểu đồ

- Tính giá trị cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế: đơn vị %

Thành phần kinh tế Năm 1996 Năm 2005

- Nhà nước

- Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể). - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

50,3 24,6 25,1 25,1 31,2 43,7 - Vẽ biểu đồ : hai hình tròn bán kính năm 1996 < 2005

b/. Nhận xét

- Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế nhà nước năm 1996 chiếm tỉ trọng lớn nhất là 50,3% và đang có xu hướng giảm tỉ trọng: 2005: 25,1% so với năm 1996 giảm 25,2%

- Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước năm 1996 chiếm tỉ trọng nhỏ nhất 24,6% và đang có xu hướng tăng lên: 2005: 31,2% tăng so với năm 1996 là 6,6%

- Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 sau khu vực nhà nước: năm 1996: 25,1%, nhưng đến năm 2005 chiếm tỉ trọng lớn nhất: 43,7% tăng nhanh nhất 18,6%

Đơn vị: %

Vùng Năm 1996 năm 2005

- Đồng bằng Sông Hồng

- Trung du và miền núi Phía Bắc - Bắc Trung Bộ

- Duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên

- Đông Nam Bộ

- Đồng bằng Sông Cửu Long. - Không xác định 17,1 6,9 3,2 5,3 1,3 49,6 11,2 5,4 19,7 4,6 2,4 47 0,7 55,6 8,8 3,5 Nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 – 2005

Trả lời:

- Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta có sự chuyển dịch từ năm 1996 – 2005:

+ Những vùng có tỉ trọng công nghiệp tăng là: Đồng bằng Sông Hồng: 2,6%, Đông Nam Bộ: 6%. Như vậy, Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp lớn nhất 55,6% và tăng nhanh nhất nước ta 6%

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng: giảm nhanh nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long: 2,4%, kế tiếp là Trung du và miền núi Phía Bắc 2,3%

+ Giảm ít nhất là Tây Nguyên 0,6%.

- Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tạo nên sự phân hóa xâu sắc hơn giữa các vùng. Vì vậy, cần có những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng khó khăn có tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm.

Bài tập 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?

Trả lời:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

- Vị trí địa lí thuận lợi: tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, nằm trên các trục giao thông huyết mạch.

- Tài nguyên và nguyên nhiên liệu dồi dào.

+ Là vùng cung cấp cây công nghiệp lớn nhất nước

+ Khoáng sản, dầu khí có tỉ trọng lớn nhất nước và đang khai thác có hiệu quả

- Nguồn nhân lực đông và có trình độ, người dân rất nhạy bén với cơ chế thị trường, vừa là thị trường tiêu thụ.

- Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển mạnh nhất nước. - Chính sách phát triển năng động.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu ON THI TN MON DIA LI CUC HAY CHI VIEC DAY KHONG CAN CHINH SUA (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w