BÀI 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu ON THI TN MON DIA LI CUC HAY CHI VIEC DAY KHONG CAN CHINH SUA (Trang 35)

II CÂU HỎI ÔN LUYỆ N:

BÀI 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố. + Bên trong: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện xã hội. + Bên ngoài: Thị trường, vốn, công nghệ.

- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính ở nước ta hiện nay là: Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

+ Khu công nghiệp tập trung: Hình thức mới được hình thành và hiện nay phát triển rất nhanh. + Việt Nam có 6 vùng công nghiệp

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN .

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta. Trả lời:

Hình thức TCLTcông nghiệp

Đặc điểm

Điểm công nghiệp

- Gồm 1 – 2 xí nghiệp đơn lẽ, có kết cấu hạ tầng riêng. - Phân bố gần nguồn nguyên nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ - Không có mối quan hệ về sản xuất.

- Ở Tây Nguyên, Tây Bắc

Khu công nghiệp

- Nhiều xí nghiệp công nghiệp trên khu vực có ranh giới rõ ràng, có chung cơ sở hạ tầng.

- Có quy chế ưu đãi riêng.

- Có ban quản lí và có sự phân cấp quản lí.

- Ở Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Duyên Hải Miền Trung.

Trung tâm công nghiệp

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. - Gắn liền với đô thị vừa và lớn.

- Có ngành chuyên môn hóa với vai trò hạt nhân. - Qui mô 3 loại:

+ Lớn và rất lớn: Có ý nghĩa quốc gia (Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội).

+ Trung bình: Có ý nghĩa vùng (Việt Trì, Đà Nẳng, Cần Thơ...). + Nhỏ: Có ý nghĩa địa phương (Vinh, Thanh Hóa, Qui Nhơn).

Vùng công nghiệp

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có trình độ cao nhất.

- Có thể bao gồm tất cả hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao có mối quan hệ về sản xuất, công nghệ, kinh tế...

- Có diện tích gồm nhiều tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh). - Có một số ngành chuyên môn hóa của vùng.

- Dưới sự chỉ đạo của Bộ và địa phương.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:

a/Kể tên 5 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm?

b/Kể tên 5 điểm trung tâm công nghiệp lớn, lớn nhất và cơ cấu ngành của từng điểm? Trả lời:

a/. 5 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành : Tỉnh Túc: Luyên kim màu.

Hà Giang: Chế biến thực phẩm. Huế: Dệt.

Tuy Hòa: Thực phẩm. Cà Mau: Thực phẩm.

b/. 5 Trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành:

- Thành Phố Hồ Chí Minh : Trung tâm công nghiệp rất lớn với cơ cấu ngành luyện kim màu, luyện kim đen, đóng tàu, cơ khí, điện tử, ôtô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm, chế biến lâm sản, nhiệt điện (12 ngành).

- Hà Nội: Trung tâm công nghiệp rất lớn với cơ cấu ngành luyện kim đen, cơ khí, điện tử, ôtô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến lâm sản, thực phẩm (10 ngành).

- Hải Phòng: Trung tâm công nghiệp lớn với cơ cấu ngành luyện kim đen, nhiệt điện, cơ khí, điện tử, đóng tàu, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm. (8 ngành).

- Biên Hòa: Trung tâm công nghiệp lớn với cơ cấu ngành cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm, chế biến lâm sản. (7 ngành).

- Vũng Tàu: Trung tâm công nghiệp lớn với cơ cấu ngành luyện kim đen, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm. (8 ngành).

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam giải thích vì sao Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta?

Trả lời:

- Đây là 2 trung tâm công nghiệp hội đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển công nghiệp. + Vị trí nằm trong vùng kinh tế trong điểm, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, là đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước. Tiếp giáp vùng giàu tài nguyên.

+ Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. + Thị trường tiêu thụ lớn.

+ Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

+ Có nhiều chính sách năng động trong việc phát triển kinh tế. Hà Nội còn là thủ đô của nước ta. + Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi hơn Hà Nội cửa ngõ thông ra biển, qui mô dân số lớn năng động trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, Hà Nội đứng thứ 2.

Một phần của tài liệu ON THI TN MON DIA LI CUC HAY CHI VIEC DAY KHONG CAN CHINH SUA (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w