Các nhân tố tự nhiên:

Một phần của tài liệu Địa lí 9, phần 1 (Trang 37)

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng của nước ta là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

khai thác dầu mỏ và khí đốt

- Quan sát bản đồ khoáng sản VN, cho nhận xét ảnh hưởng sự phân bố các tài nguyên tới sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ?

- HS trình bày

- GV lưu ý HS :Giá trị, trữ lượng tài nguyên là rất quan trọng nhưng không là nhân tố quyết định. Tuy nhiên đánh giá không đúng TNTN sẽ dấn đến các sai lầm trong lựa chọn cơ cấu ngành.

- GDMT :TNTN có phải là tài nguyên vô

tận không ? Khó khăn hiện nay trong sử dụng TNTN nước ta như thế nào ?

- HS : không. Vì thế chúng ta phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm,hợp lí và có hiệu quả cao.

Hoạt động 2: nhóm

Chia lớp ra 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhân tố .GV hướng dẫn

Nhóm 1 : Dân cư và lao động

Nhắc lại số dân Việt Nam 2003, đặc điểm nguồn lao động : 80.9 triệu người, dân số đông, cơ cấu dân số trẻ thuận lợi gì cho phát triển công nghiệp ?

HS : Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rông lớn, lao động có khả năng tiếp thu KHKT…Tuy nhiên hạn chế về trình độ chuyên môn….

Nhóm 2 : CSVCKT – HTCS

- Thực trạng CSVCKT – HTCS nước ta ra sao ? Ưu điểm, hạn chế

- Ý nghĩa của việc cải thiện hệ thống giao thông đối với sự phát triển công nghiệp ?

Nhóm 3 : Chính sách phát triển công nghiệp

- Nêu những chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp Việt Nam ?

Nhóm 4 : Thị trường

- Ý nghĩa của thị trường đối với sự phát triển công nghiệp ? quy luật cung cầu thúc đẩy chuyên môn hóa theo chiều sâu; tạo sự cạnh tranh giúp cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa….

- Nhận định về thị trường trong và ngoài nước ? rộng lớn nhưng tiềm ẩn nhiều thách thức…..Liên hệ thực tế

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét và bổ

- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu khí).

+ Công nghiệp luyện kim: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng công nghiệp năng lượng , công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản :ở nhiều địa phương.

II/ Các nhân tố kinh tế xã hội:

1) Dân cư và lao động: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, lao động có khả năng tiếp thu nhanh KHKT

2) Cơ sở vật chất kỹ thuật trong côngnghiệp và cơ sở hạ tầng: nghiệp và cơ sở hạ tầng:

− Trình độ công nghiệp thấp chưa đồng bộ

− Chỉ phân bố tập trung ở một số vùng − Cơ sở hạ tầng đang từng bước được

cải thiện , nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.

3/ Chính sách phát triển công nghiệp : − Có nhiều chính sách phát triển công

nghiệp : Chính sách công nghiệp hóa và chính sách đầu tư

− Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác .

4 / Thị trường :

− Thị trường ngày càng mở rộng thúc đẩy công nghiệp phát triển

sung

- GV chuẩn xác, bổ sung

• Nội dung của chính sách công nghiệp hoá là gì ?(Phát triển kinh tế nhiều thành phần , khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế , đổi mới chính sách đối ngoại)

• Vai trò các nhân tố kinh tế – xã hội với ngành công nghiệp ? Sự phát triển công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào nhân tố này.

hàng ngoại nhập

4.4/ Củng cố và luyện tập :

Trả lời các bài tập 1,2,3 của tập bản đồ 4.5/ Hướng dẫn hs tự học

- Chuẩn bị bài mới : Sự phát triển và phân bố công nghiệp

• Dựa vào H12.1 , hãy sắp xếp các ngành công nghiệp của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ ?

• Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu tại đâu ? Sản lượng than hàng năm là bao nhiêu? Các mỏ dầu khí tập trung tại vùng nào ở Việt Nam ?

• Kể tên 1 số ngành công nghiệp nặng ? Công nghiệp chế biến LTTP gồm những phân ngành chính nào?

• Dựa vào H12.3 ,hãy xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước ? Kể tên 1 số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho 2 khu vực trên

5 Rút kinh nghiệm: Nội dung--- --- Phương pháp--- --- Phương tiện--- --- Tổ chức--- ---

- Tiết :12 - ND : Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP 1 Mục tiêu: Sau bài học, Hs cần : a/ Kiến thức

− Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp – Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm .

– Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và ô nhiễm MT.

– Thấy được sự cần thiết khai thác TNTN một cách hợp lí đề phát triển công nghiệp.

b/ Kĩ năng

– Đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp

– Phân tích các bản đồ, lược đồ công nghiệp Việt Nam để thấy phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp

– Xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước : ĐNB và ĐBSH – Phân tích mối quan hệ giữa TNTN và MT với hoạt động sản xuất công nghiệp. – GDNL : Phát triển các nguồn năng lượng, đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh

tế và phát triển bền vững (mục *II, bộ phận) – KNS : Tư duy, giao tiếp

2. Chuẩn bị :

– GV : Bản đồ công nghiệp VN – HS : SGK, tập bản đồ .

3. Phương pháp dạy học:

− Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề

4. Thiết kế bài dạy :

1/ Ổn định và tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 2/ Ktbc :

- Những lợi thế của công nghiệp VN là: a- Tài nguyên thiên nhiên phong phú. b- Nhân công đông .

c- Tiếp thu nhanh KHKT d- Tất cả đều đúng .

- Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào những nhân tố nào? Nhân tố tự nhiên , kinh tế – xã hội .

3/ Bài mới :

Họat động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1:

-Gv yêu cầu Hs dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi:

• Hệ thống công nghiệp nước ta hiện nay gồm có những cơ sở nào?

Trong đó khu vực Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu Địa lí 9, phần 1 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w