đồng chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo
1. Đề xuất biện pháp với công ty Melchers:
Xin giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng:
Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng là bước để chứng minh sự tôn trọng pháp luật đối với Việt Nam, cũng như khẳng định về các yếu tố như chất lượng công. nghệ, nguồn gốc công nghệ một cách rõ ràng. Để tránh có những trường hợp sai sót gây ra việc đăng ký nhầm lẫn thông tin, Melchers cần kiểm định thông tin trước khi bên nhận công nghệ đăng ký. Việc kiểm định yêu cầu công khai, minh bạch, rõ ràng và có sự tham gia của cả hai bên giao và nhận công nghệ. Giấy tờ và các chứng từ cần thiết phải được cung cấp kịp thời cho bên nhận công nghệ.
Để tránh có sự khiếu nại nếu có nhầm lẫn, bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng CGCN phải được in ra ít nhất 3 bản, có chữ ký của hai bên, mỗi bên giữ một bản và một bản dùng để xin giấy chứng nhận tại cơ quan Nhà nước theo pháp luật Việt Nam đã quy định.
Tiếp nhận thông tin cho việc lắp đặt, sản xuất dây chuyền:
Bước này là bước quan trọng , mở đầu cho việc thực hiện CGCN, do đó, mọi thôgn tin mà bên nhận công nghệ chuyển cho bên giao công nghệ cần pahri đạt được dộ chính xác và phải có giá trị sử dụng cao. Như đã trình bày tại chương III, trên thực tế, việc thu nhận thông tin gặp nhiều khó khăn, sự cố. Để khác phục những hạn chế đó, Melchers cần xây dựng bảng, hệ thống quy chuẩn thông tin cần có đối với bên nhận côgn nghệ.
Bảng quy chuẩn thông tin này phải gồm đầy đủ và chi tiết các mục như trong lý thuyết đã nêu, ngoài ra còn có các chi tiết kỹ thuật liên quan để bên nhận công nghệ có sự chuẩn bị đúng hướng và đảm bảo khôgn bị thiếu thông tin.
Thực tế, việc xây dựng bảng quy chuẩn không hề dễ dàng do sự đánh giá về độ ngọt, độ tan, mùi vị của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam chưa được thống nhất, chưa có những thiết bị đánh giá chính xác. Để giải quyết điều này, kinh nghiệm của Melchers là một lợi thế, với mỗi quy chuẩn, Melchers cần đưa ra các sản phẩm thử khác nhau, từ đó hai bên mới dễ dàng thống nhất về thông tin.
Tăng cường trao đổi thông tin là một biện pháp tuy đơn giản nhưng nếu được thực hiện đúng sẽ làm biến đổi hoàn toàn toàn bộ quy trình CGCN của Melchers. Do sự chênh lệch về thời gian và không gian, bên nhận công nghệ chỉ có thể trao đổi qua văn phòng đại diện của Melchers tại Việt Nam, thông tin có thể bị sai lệch hoặc bị thay đổi. Melchers cần xây dựng hệ thống thông tin liên lạc linh hoạt để có sự gặp gỡ tiếp xúc giữa các cán bộ nhân viên tham gia chuyển giao. Với công nghệ thôgn tin liên lạc hiện đại, điều đó không hề khó, nhất là khi Melchers là công ty của Đức, thuộc nền công nghiệp Châu Âu phát triển.
Lắp đặt dây chuyền, thiết bị:
Vấn đề về trao đổi thông tin lại được đề cập đến và cần thiết một biện pháp thực tế để khắc phục hạn chế. Giống như bước tiếp nhận thông tin cho việc lắp đặt, sản xuất dây chuyền, bước này ta cũng cần có một bảng biểu quy chuẩn mẫu về các điều kiện cần chuẩn bị trước khi lắp đặt.
Nguyên nhân cho các hạn chế của bước này không phụ thuộc nhiều vào chủ quan của Melchers mà do thực lực, nhân lực, vật lực của bên nhận công nghệ. Do đó, biện pháp được đưa ra không chỉ để giải quyết các hạn chế của riêng bên Melchers mà còn là biện pháp để đẩy mạnh sự hiểu nhau giữa hai bên chủ thể trong hợp đồng. Nghĩa là, trong quy chuẩn được xây dựng tại bước này, Melchers cần có sự linh hoạt đối với việc sử dụng các nguồn lực của bên nhận công nghệ. Ví dụ, yêu cầu chuẩn để lắp đặt dây chuyền thiết bị là xưởng rộng Am2, độ ẩm không B%, nhiệt độ phòng phải giữ ở mức C0 (±), yêu cầu độ sáng, điện áp, ổn áp… tuy nhiên, với điều kiện của bên nhận công nghệ không thể đáp ứng được độ rộng của xưởng, Melchers cần có sự linh hoạt, sắp xếp trình tự hợp lý cho vừa đủ độ rộng tại xưởng của bên nhận công nghệ.
Nghĩa là, vừa phải xây dựng bảng biểu mẫu chuẩn để áp dụng, vừa phải tạo được sự linh hoạt trong các yêu cầu đó.
Ngoài ra, hạn chế về việc khó khăn giữa trao đổi thông tin khi lắp đặt dây chuyền, do sự e ngại về bí quyết sản xuất cũng cần được giải quyết bằng biện pháp quy chuẩn giấy tờ. Bên Melchers cần giao cho bên nhận công nghệ thấy rõ các giấy tờ cần dùng trong khi lắp đặt, và Melchers tuyệt đối chỉ dùng các giấy tờ đó để lắp đặt, mỗi ngày lắp đặt xong sẽ hủy hết giấy tờ đó trước sự chứng kiến của bên nhận công nghệ, tránh sự lợi dụng lan truyền bí quyết ra ngoài. Biện pháp này sẽ giúp cả hai bên có thể giữ được bí quyết, thông số, bảng biểu … cho mình mà không có sự e ngại giữa các bên, ảnh hưởng chất lượng quá trình lắp đặt.
Đào tạo và CGCN:
Vấn đề lớn nhất cần được giải quyết trong bước này là chi phí phát sinh trong sự thay đổi lịch làm việc của chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam đào tạo. Công ty cần nhắc nhở bên nhận công nghệ thực hiên quá trình theo đúng kế hoạch, có những điều khoản phụ phạt hợp đồng nếu bên nhận công nghệ sai phạm về thời hạn. Thêm vào đó, Melchers cần phải trao đổi rõ tầm quan trọng của việc đúng kế hoạch đào tạo, xét trên lợi ích của cả bên nhận công nghệ
Một biện pháp khác được đặt ra, đó là trao đổi với bên nhận công nghệ thực hiện việc đào tạo, chuyển giao công nghệ tại Đức. Các kỹ sư, các chuyên viên được bên nhận bố trí sắp xếp sẽ được học một khóa ngắn ngày, việc đào tạo tại Đức sẽ đảm bảo được kế hoạch làm việc của chuyên gia đào tạo, cũng như đảm bảo được chất lượng đào tạo, chuyển giao công nghệ.
Bên cạnh đó, Melchers cần phải cân nhắc việc sắp xếp cho các chuyên gia ở lại Việt Nam lâu dài, do số lượng hợp đồng ngày càng tăng mà các chuyên gia phải di chuyển thường xuyên giữa các nước, gây thêm nhiều chi phí phát sinh tốn kém. Trên thực tế, Melchers có thể đưa kỹ sư, chuyên gia Việt Nam qua nước ngoài để đào tạo nghiệp vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ, điều này sẽ khiến cho sự sắp xếp thời gian làm việc với bên nhận công nghệ được linh hoạt và dễ dàng hơn.
Vấn đề quan trọng khác là sự sai khác ngôn ngữ ảnh hưởng đến các thông tin trao đổi trong quá trình đào tạo, Melchers cần sắp xếp đội ngũ này không phải
lúc nào cũng thực hiện được, do đó cần có sự bàn bạc với bên nhận công nghệ một cách kỹ lưỡng hơn
Nghiệm thu kết quả chuyển giao
Để tránh có sự nhầm lẫn và sai số liệu khi hai bên cùng tiến hành nghiệm thu, biện pháp khắc phục đó là trước khi nghiệm thu, hai bên chủ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ cần có sự trao đổi trước về thứ tự nghiệm thu, các bước nghiệm thu. Do sự khách biệt về văn hóa, ngôn ngữ và cách xử lý vấn đề, Melchers cần tìm ra sự khác nhau giữa phương pháp nghiệm thu tại Việt Nam và tại Đức, các mục tiêu mà hai bên hướng tới đối với kết quả nghiệm thu. Ngoài ra, cả cách xử lý số liệu và số liệu cũng phải được thống nhất trước, tránh sự nhầm lẫn, sai sót không đáng có.
Bảo hành, khiếu nại
Trong trường hợp xảy ra khiếu nại, tranh chấp về các nghĩa vụ có liên quan đến hợp đồng giữa các bên, phương án tốt nhất để giải quyết là hai bên chủ thể của hợp đồng nên thương lượng trực tiếp và cùng nhau giải quyết những bất đồng mâu thuẫn. Phương án này ít chi phí nhất, cũng không gây tổn hại đến uy tín, công việc kinh doanh của các bên.
Trong thương lượng, đòi hỏi Melchers phải có trình độ, kiến thức nghiệp vụ và có sự kiên nhẫn, khéo léo. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Melchers luôn có những báo cáo của từng bước khi thực hiện và có chữ ký của người giám sát thi công hoặc giám đốc của bên nhận công nghệ, để có bằng chứng và có lập luận logic rõ ràng, tránh khúc mắc sau này.
Biện pháp bổ sung cho toàn bộ quy trình:
− Tăng cường đội ngũ kỹ sư, chuyên viên có kinh nghiệm, năng lực và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ trẻ.
− Xây dựng, quảng bá hình ảnh Melchers tới các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam.
− Tham gia vào các hoạt động của Nhà nước về đẩy mạnh CGCN, từ đó có lợi thế về các chính sách hỗ trợ, cũng như tạo được mối quan hệ với các bộ ban ngành.
2. Kiến nghị giải pháp đối với Cơ quan quản lý Nhà nước:
Ở các nước có công nghệ được chuyển giao, các cơ quan nhà nước và tư nhân tham gia vào nghiên cứu phát triển đã cho phép tạo thêm nhiều nguồn để chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Hiện tại tập đoàn Melchers đang có mong muốn được phát triển thị trường tại Việt Nam, sẵn sàng có những nguồn cung cấp công nghệ và cách tiếp cận chuyển giao công nghệ đa dạng. Các chính sách điều luật về CGCN ở Việt Nam vẫn chưa được cập nhật các nguồn đó, gây khó khăn cho việc đăng ký hợp đồng CGCN.
2.2. Nâng cao khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ
Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với việc tiếp nhận công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam:
Qua quá trình tìm hiểu và tiếp xúc với vấn đề CGCN, em nhận thấy khó khăn lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam đều mắc phải là chưa thực sự sẵn sàng và có đủ điều kiện để việc CGCN được diễn ra một cách tốt đẹp và hoàn thiện nhất. Do đó, e xin mạnh dạn đề ra một số kiến nghị sau:
− Tổ chức quan hệ hợp tác quốc tế nhằm phát triển công nghệ
− Tổ chức mạng lưới thông tin công nghệ và hỗ trợ hoạt động tư vấn CGCN
− Tổ chức công tác đào tạo nhằm tăng năng lực và trình độ kỹ thuật, trình độ công nghệ của lực lượng lao động, kể cả lao động, cản bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu và cácn bộ quản lý
− Định hướng danh mục công nghệ có ích, có lợi kinh tế và đảm bảo thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp.
− Có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để giữa các địa phương phối hợp và tiến hành cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút các luồng chuyển giao công nghệ.