Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo của công ty Melchers Đức tới các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam. (Trang 32)

1. Tình hình kinh doanh chung

Melchers tại Việt Nam là văn phòng đại diện do đó không có hạch toán riêng, do đó kết quả kinh doanh được thể hiện qua giá trị các hợp đồng đã ký kết và thực hiện.

Bảng 3.7: Tổng giá trị của các hợp đồng đã ký kết, thực hiện:

STT Mặt hàng

Kim ngạch (ngàn USD)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Dây chuyền, thiết bị công nghệ

cho ngành thực phẩm 550 1100 2350

2

Hóa chất trợ dệt, dây chuyền

công nghiệp dệt 400 200 150

3

Vật liệu ngành in, bao bì 600 800 900

4 Nguyên liệu cho công nghiệp bia 750 3100 3600

Tổng cộng 2000 4550 5250

Nguồn: Văn phòng đại diện Melchers Việt Nam Qua bảng, ta nhận thấy chuyển giao công nghệ đi kèm dây chuyền sản xuất bánh kẹo không phải mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, kim ngạch thực hiện được chỉ đứng thứ 3 trong tổng số 4 loại hàng hóa doanh nghiệp đang thực hiện kinh doanh. Tuy vậy, sau mặt hàng nguyên liệu cho công nghiệp bia thì dây chuyền, thiết bị cho ngành thực phẩm là mặt hàng có kim ngạch tăng rất nhanh, có tiềm năng để phát triển.

Nguồn: Văn phòng đại diện Melchers Việt Nam Theo hình 3.8, năm 2007, giá trị các hợp đồng dây chuyền thiết bị công nghệ thực phẩm đạt thấp nhất trong 4 mặt hàng của Melchers Việt Nam. Đến năm 2009, mặt hàng này đã leo đến vị trí thứ 2, chỉ sau mặt hàng nguyên liệu cho công nghiệp bia.

Theo hình 3.9, giá trị hợp đồng mặt hàng dây chuyền thiết bị công nghệ thực phẩm tăng theo cấp số nhân trong thời gian 3 năm (2007-2009), từ 550 ngàn USD trong năm 2007 đã đạt được 2350 ngàn USD vào năm 2009. So với trong ngành cung cấp dây chuyền công nghệ thì sự thay đổi này là rất lớn, do khách hàng đa số đều là khách hàng mới, việc tăng giá trị và số lượng các hợp đồng không phải điều dễ thực hiện.

Hình 3.9: Giá trị hợp đồng dây chuyền thiết bị công nghệ thực phẩm

Nguồn: Văn phòng đại diện Melchers Việt Nam

2. Vấn đề chuyển giao công nghệ ở Việt Nam

Có thể khẳng định, sự thành công của quá trình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam phải kể đến các yếu tố đầu tư, chủ động đổi mới công nghệ trên cơ sở đầu tư mua công nghệ, trang thiết bị mới hoặc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến và có hiệu quả hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu

 Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện chủ yếu qua các luồng sau:

1) Chuyển giao công nghệ thông qua chính phủ: Theo các sự án của chính phủ và theo vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài.

2) Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài: Phần lớn các nhà đầu tư đồng thời là bên giao công nghệ và đặc biệt phát triển dưới hình thức công ty mẹ chuyển giao công nghệ cho công ty con thông qua các dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo kênh này, vì lợi ích của mình, bên giao công nghệ thường chuyển giao đầy đủ, đồng bộ các nội dung công

nghệ và đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật để dự án thành công trong việc sản xuất và bán sản phẩm trong lãnh thổ và xuất khẩu.

3) Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trong nước Để có công nghệ, các chủ đầu tư Việt Nam thường thông qua việc mua mua công nghệ hoặc mua thiết bị kèm theo công nghệ. Vviệc chuyển giao công nghệ được xác lập theo nguyên tắc các bên tự thỏa thuận, do đó đòi hỏi bên nhận công nghệ phải có hiểu biết đầy đủ về pháp luật chuyển giao công nghệ, có năng lực và kiến thức nghiệp vụ để đầm phán, lập và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

4) Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo số liệu thống kê, năm 2004 có khoảng 600 dự án, công nghệ với tổng số vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD của Việt kiều đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoảng 1000 dự án, công nghệ với tổng số vốn đầu tư khoảng 4000 tỷ VND của Việt kiều đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước.

 Trong chế biến thực phẩm và đồ uống:

Qua chuyển giao công nghệ, nước ta đã khảo sát thành công công nghệ ép tách và tinh lọc dầu thực vật (Đậu tương, lạc, vừng…) giúp cho việc lựa chọn công nghệ thích hợp và đầu tư làm dầu ăn xuất khẩu. Đồng thời chúng ta đã nghiên cứu thành công công nghệ và thiết bị trong dây chuyền chế biến rau, củ quả tái lát, chiên ròn trong chân không; ứng dụng công nghệ sấy đặc biệt (sấy lạnh, sấy sôi, sấy thổi) vào chế biến và bảo quản nông sản. Nghiên cứu thành công chất bảo quản thực phẩm trong sản xuất rau quả đóng hộp, giải quyết khó khăn cho các vùng trồng rau quả, đạt tiêu chuẩn của Nga.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo của công ty Melchers Đức tới các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w