Ban hành chính sách sử dụng năng lượng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Hà Nội (Trang 62)

* Chính sách của Nhà nước

Chính sách nhà nƣớc trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng những năm gần đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Các chính sách cụ thể đƣợc liệt kê ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Các văn bản nhà nƣớc liên quan đến lĩnh vực sử dụng năng lƣợng

Số hiệu Tên, nội dung Ngày ban

hành Thiết lập Thể chế Chỉ thị 96/CT của Hội đồng Bộ trƣởng Nghiên cứu Chính sách Năng lƣợng 12/3/1984 Thành lập các đơn vị nghiên cứu Chỉ thị 369/CT của Hội đồng Bộ trƣởng

Tiết kiệm nhiên liệu 19/11/1990

Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ Quản lý và quản trị Chƣơng trình mục tiêu quốc gia 19/3/2002 Nghị định 102/2003/NĐ- CP của Chính phủ

Tiết kiệm năng lƣợng và sử dụng năng lƣợng hiệu quả

3/9/2003

Thông tƣ 01/2004/TT- BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng)

Hƣớng dẫn thi hành Tiết kiệm năng lƣợng và sử dụng năng lƣợng hiệu quả ở các doanh nghiệp sản xuất

2/7/2004

Quyết định 176/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Phê chuẩn Tổng sơ đồ phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2004-2010

Số hiệu Tên, nội dung Ngày ban hành Thiết lập Thể chế và định hƣớng tới 2020 28/2004/QH11

Quốc hội khóa XI

Luật Điện lực 3/12/2004

Chỉ thị 19/2005/CT- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Tiết kiệm trong sử dụng năng lƣợng 2/6/2006 Nghị định 105/2005/ND-CP của Chính phủ Những quy định và thực hiện các điều khoản trong Luận điện lực

17/8/2005

Quyết định 919/2006/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp

Về việc thành lập Văn phòng Tiết kiệm năng lƣợng thuộc Bộ Công nghiệp 7/4/2006 Quyết định 79/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả

14/4/2006

Quyết định 80/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Phê duyệt Chƣơng trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 14/4/2006 Quyết định 1294/QĐ- BCN của Bộ Công nghiệp Thành lập ban chỉ đạo chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả

18/5/2006

Thông tƣ 08/2006/TT- BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng). Hƣớng dẫn thi hành dán nhãn năng lƣợng 16/11/2006 Quyết định 110/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Phê duyệt Tổng sơ đồ phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 và có xét đến 2025. 18/7/2007 Thông tƣ liên bộ 142/2007/TTLT/BTC- Hƣớng dẫn quản lý và sử dụng nguồn ngân sách 30/11/2007

Số hiệu Tên, nội dung Ngày ban hành Thiết lập Thể chế BCT của Bộ Công thƣơng và Bộ Tài chính cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả

Quyết định 1855/QĐ- TTG của Thủ tƣớng Chính phủ

Phê chuẩn Chiến lƣợc Quốc gia về phát triển năng lƣợng tới 2020 và định hƣớng tới 2050

27/12/2007

Luật số 50/2010/QH12 Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả

17/6/2010

Nghị định

21/2011/NĐ-CP của Chính phủ

Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả

29/3/2011

Thông tƣ 09/2012/TT- BCT của Bộ Công thƣơng

Thông tƣ quy định về việc lập kế hoạch báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lƣợng

20/4/2012

Quyết định 1427/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Phê duyệt Chƣơng trình MTQG Sử dụng năng lƣợng TK&HQ giai đoạn 2012-2015. 2/10/2012 Nghị định 134/2013/NĐ-CP Của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả

17/10/2013

Thông tƣ số 02/2014/TT-BCT của Bộ Công thƣơng

Thông tƣ Quy định các biện pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp

* Nội dung các văn bản trong đó hƣớng vào các mục tiêu:

- Tăng cƣờng quản lý, giám sát trong hoạt động xây dựng, quy hoạch, chính sách kỹ thuật, chính sách kinh tế, đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật; triển khai vấn đề tuyên truyền giáo dục…

- Hỗ trợ tài chính, giá năng lƣợng và các chính sách ƣu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tăng đầu tƣ, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lƣợng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng.

- Quy định quyền và lợi nghĩa vụ của cá nhân hoặc Nhà sản xuất các sản phẩm và trang, thiết bị sử dụng năng lƣợng về quản lý chất lƣợng sản phẩm, mở rộng cung cấp các sản phẩm sử dụng năng lƣợng tiên tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm về tính năng tiết kiệm năng lƣợng, triển khai chƣơng trình dán Nhãn TKNL, từng bƣớc loại bỏ các sản phẩm sử dụng năng lƣợng lạc hậu, hiệu suất năng lƣợng thấp, tiếp thu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.

- Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở sử dụng năng lƣợng, đặc biệt là các cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm, bao gồm việc tuân thủ các chế độ luật pháp liên quan, chính sách tiết kiệm năng lƣợng, quy phạm, tiêu chuẩn và định mức TKNL, chấp hành nghĩa vụ về tiết kiệm năng lƣợng.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ tƣ vấn; đầu tƣ hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.

- Thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lƣợng trong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng hoặc dân dụng, nhƣ cấm các công trình, hạng mục xây dựng mới gây lãng phí nghiêm trọng nguồn năng lƣợng.

- Thiết lập một số cơ chế, chính sách thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải nhƣ khuyến khích hoặc bắt buộc sử dụng các dạng nhiên liệu và phƣơng tiện giao thông hiệu suất cao, định mức và quản lý suất tiêu hao nhiên liệu, xuất/nhập khẩu phƣơng tiện giao thông…

- Quy định quyền và nghĩa vụ cần phải thực hiện trong công tác quản lý Nhà nƣớc về tiết kiệm năng lƣợng của các cấp chính quyền, các bộ ngành liên quan.

Trong khoảng thời gian ngắn, từ khi có những cải cách trong lĩnh vực năng lƣợng từ năm 2003 và sự xuất hiện của các chính sách mới cùng với khuôn khổ pháp lý, Nhà nƣớc ta đã khẳng định mong muốn thiết lập một môi trƣờng năng lƣợng cạnh tranh, bền vững và đáng tin cậy cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Với mục tiêu giảm 3-5% tổng tiêu thụ năng lƣợng trong giai đoạn 2006-2010 và 5-8% trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra chính sách, khuôn khổ pháp lý và những chƣơng trình hành động.

Để thúc đẩy việc thực hiện chính sách về sử dụng năng lƣợng hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015 với một số nội dung cụ thể nhƣ sau:

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến đại bộ phận ngƣời dân, các cơ quan, công sở; xây dựng ý thức thực hiện thƣờng xuyên sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng.

- Hình thành mạng lƣới thực thi Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, triển khai chƣơng trình tiết kiệm năng lƣợng ở các cấp trung ƣơng và địa phƣơng;

- Sử dụng rộng rãi các trang thiết bị có hiệu suất cao, thay thế dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp, tiến tới loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu.

Áp dụng các tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật tiên tiến nhằm cải thiện hiệu suất năng lƣợng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ Ngành xi măng: Giảm mức tiêu hao năng lƣợng bình quân để sản xuất 01 tấn xi măng từ 97 kgOE năm 2011 xuống còn 87 kgOE vào năm 2015;

+ Ngành thép: Giảm mức tiêu hao năng lƣợng bình quân để sản xuất 01 tấn thép thành phần từ mức 179 kgOE năm 2011 xuống còn 160 kgOE vào năm 2015;

+ Ngành dệt may: Giảm mức tiêu hao năng lƣợng bình quân để sản xuất 01 tấn sợi năm 2011 là 773 kgOE xuống còn 695 kgOE vào năm 2015.

- Thực hiện việc quản lý bắt buộc theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả” từ năm 2012, đối với 100% các tòa nhà xây dựng mới hoặc cải tạo có quy mô thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn. Triển khai các giải pháp công nghệ sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng, áp dụng chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm năng lƣợng cho 100% công trình chiếu sáng công cộng xây dựng mới;

- Phát triển hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lƣợng ngày càng cao, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lƣợng tái tạo thay thế nhiên liệu truyền thống trong giao thông vận tải. Phấn đấu đến năm 2015 vận tải hành khách công cộng đáp ứng đƣợc từ 10 - 15% nhu cầu đi lại tại các đô thị

Để đạt đƣợc các mục tiêu trên Chƣơng trình cũng đề gia các Dự án phải thực hiện để đạt đƣợc kết quả đó cụ thể:

a) Dự án 1: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường đó là:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong nhân dân.

+ Nội dung:

- Duy trì, thƣờng xuyên cập nhật và nâng cao chất lƣợng thông tin gắn với tiết kiệm năng lƣợng, hiệu suất năng lƣợng trên trang thông tin điện tử của Chƣơng trình;

- Tổ chức tuyên truyền thƣờng xuyên trên các chƣơng trình phát thanh, truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng về hoạt động sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Huy động sự tham gia tích cực của các sở: Công Thƣơng, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phƣơng để phổ biến thông tin rộng rãi đến ngƣời dân ở mọi miền đất nƣớc;

- Huy động sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ƣơng và địa phƣơng, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao nhận thức cho ngƣời dân nói chung, cho ngƣời lao động thuộc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nói riêng về quy định của luật pháp trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; về các giải pháp công nghệ, kỹ năng sử dụng phƣơng tiện, thiết bị nhằm tiết kiệm năng lƣợng, tiết kiệm chi phí;

- Định kỳ hàng năm tổ chức các hoạt động triển lãm, các điểm trƣng bày sản phẩm, các cuộc thi về tiết kiệm năng lƣợng, giải pháp tiết kiệm năng lƣợng;

- Xuất bản, phổ biến các ấn phẩm thông tin, tài liệu, tờ gấp, tờ dán, quảng cáo, sổ tay về kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế trong các hoạt động hiệu suất năng lƣợng, bảo tồn năng lƣợng, phân loại công nghệ, áp dụng công nghệ; thông tin về kết quả thực hiện các dự án trong Chƣơng trình, các nghiên cứu trƣờng hợp điển hình.

Đƣa chƣơng trình giáo dục về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia.

+ Nội dung:

- Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện giáo trình về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với các cấp học theo yêu cầu của Chƣơng trình;

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên từ Trung ƣơng đến địa phƣơng về phƣơng pháp giảng dạy tích hợp, đƣa các nội dung sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học phù hợp với các cấp học.

Xây dựng mô hình thí điểm các dạng năng lƣợng thay thế có quy mô lớn và mô hình gia đình tiết kiệm năng lƣợng.

+ Nội dung:

- Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình quảng bá đèn tiết kiệm năng lƣợng, đèn chiếu sáng sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo, thiết bị đun nƣớc nóng bằng năng lƣợng mặt trời, sử dụng biomas/biogas, các sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng;

- Phát triển các mô hình thí điểm quy mô hộ gia đình và quy mô lớn sử dụng các dạng năng lƣợng tái tạo (nhƣ mặt trời, khí sinh học…), phổ biến và triển khai nhân rộng các mô hình;

-Tổ chức các cuộc vận động, thi đua gia đình tiết kiệm năng lƣợng, tạo phong trào phổ biến và giới thiệu các giải pháp và sử dụng các thiết bị gia dụng hiệu suất cao trong mỗi hộ gia đình.

b) Dự án 2: Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp gồm:

Xây dựng các tiêu chuẩn hiệu suất năng lƣợng và thực hiện chƣơng trình dán nhãn năng lƣợng bắt buộc.

+ Nội dung:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chƣơng trình dán nhãn và tiêu chuẩn hiệu suất năng lƣợng theo hình thức dán nhãn năng lƣợng so sánh và nhãn xác nhận;

- Cập nhập, soát xét, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lƣợng. Thực hiện áp dụng từ dán nhãn năng lƣợng tự nguyện sang hình thức bắt buộc theo lộ trình đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt;

- Xây dựng và đào tạo nguồn lực, tăng cƣờng năng lực cho các tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá chƣơng trình tiêu chuẩn và dán nhãn năng lƣợng;

- Khảo sát thị trƣờng, xây dựng cơ sở dữ liệu chƣơng trình tiêu chuẩn và dán nhãn năng lƣợng.

Hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bán lẻ sản phẩm hiệu suất năng lƣợng cao và các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lƣợng trong nƣớc.

+ Nội dung:

- Tổ chức các hội thảo và hội nghị chuyên đề nhằm thông tin về mức hiệu suất năng lƣợng tối thiểu và dán nhãn năng lƣợng đối với các trang thiết bị sử dụng năng lƣợng thuộc danh mục trang thiết bị phải dán nhãn năng lƣợng tới các cơ quan quản lý xuất, nhập khẩu, các nhà sản xuất, nhập khẩu và bán lẻ trong nƣớc;

- Thực hiện hỗ trợ thông qua đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật giúp nhà sản xuất vƣợt qua các rào cản về công nghệ và thực hiện các nghiên cứu phát triển các sản phẩm có hiệu suất năng lƣợng cao;

- Tổ chức cuộc thi và trao giải thƣởng cho nhà sản xuất có các sản phẩm có hiệu suất cao, các chƣơng trình thúc đẩy các sản phẩm hiệu suất cao tại các siêu thị và các nhà bán lẻ;

- Hỗ trợ nhà sản xuất đầu tƣ chuyển đổi công nghệ, dây chuyền áp dụng sản xuất các sản phẩm sử dụng năng lƣợng đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lƣợng;

- Thực hiện hỗ trợ thông qua đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật; đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lƣợng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, cải thiện hiệu suất nhằm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Nội dung:

- Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng, xây dựng định mức sử dụng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)