giai đoạn 2008-2013
Hà Nội là trung tâm kinh tế -chính trị - văn hóa của cả nƣớc, đã và đang phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội nhu cầu về sử dụng năng lƣợng trong tất cả các lĩnh vực ngày càng tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng năng lƣợng của Hà Nội đã có những bƣớc phát triển nhất định thể hiện ở chỗ:
- Số lƣợng cơ sở thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng và ở hầu hết các thành phần, các ngành sản xuất. Hiện nay mỗi năm có thêm từ 400 đến 500 doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lƣợng đi vào hoạt động, tạo ra khối lƣợng sản phẩm và hàng hoá đáng kể phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng đa dạng và phong phú của ngƣời dân cũng nhƣ các nhu cầu vật tƣ, máy móc, trang thiêt bị phục vụ đời sống và sản xuất khác trong và và ngoài nƣớc. song song với đó là các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm thƣơng mại lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng và đi vào hoạt động các cơ sở sử dụng năng lƣợng thuộc loại hình này cũng đang làm chuyển biến dần cơ cấu sử dụng năng lƣợng của thủ đô.
- Quy mô của các cơ sở sử dụng năng lƣợng có sự thay đổi đáng kể, với sự xuất hiện của nhiều cơ sở có quy mô vừa và quy mô lớn.
- Các thành phần kinh tế đã có sự hợp tác, bổ sung cho nhau, cung cấp những chủng loại sản phẩm với chất lƣợng và giá cả phù hợp với trình độ và năng lực sản xuất của mình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. - Tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp là khá cao và tƣơng đối đồng đều trong các ngành cũng nhƣ giữa các thành phần kinh tế. Mức độ trang bị tài sản, vốn và năng suất lao động ngày một cải thiện, đóng góp tích cực cho sự thành công của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay còn rất nhiều cơ sở sử dụng năng lƣợng vẫn sử dụng máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu, điều này dẫn đến suất tiêu hao năng lƣợng lớn, giá thành cao, đồng thời cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Hầu hết các cơ sở sử dụng năng lƣợng đều thiều nguồn lực thực hiện việc tự đánh giá hiện trạng sử dụng năng lƣợng của đơn vị, rất ít cơ sở áp dụng mô hình quản lý năng lƣợng hiệu quả, thiếu cán bộ chuyên trách quản lý năng lƣợng …
Tính từ năm 2008 đến năm 2013 nhịp độ tăng trƣởng GDP của Hà Nội bình quân đạt trên 10,7%/năm, năng lƣợng tiêu thụ tính theo tăng 11,6%/năm.
Bảng 3.1. Cơ cấu tiêu thụ năng lƣợng thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013
Thành phần /Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Điện (kTOE) 697 875 981 1.062 1.167 1.313 Than (kTOE) 991 1.245 1.395 1.511 1.660 1.868 Dầu (kTOE) 1.651 2.075 2.325 2.518 2.767 3.113 Khí (kTOE) 67 84 94 102 112 126 Tổng 3.405 4.278 4.795 5.193 5.707 6.420
Nguồn: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội 2014
Các dạng năng lƣợng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất là điện năng, than, dầu và khí. Theo tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tốc độ tăng trƣởng của các dạng năng lƣợng cũng thay đổi theo.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng năng lƣợng theo ngành giai đoạn 2008-2013
Nguồn: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội 2014
Từ đồ thị hình 2.1 có thể nhận thấy cơ cấu sử dụng năng lƣợng của Hà Nội trong giai đoạn 2008-2013 tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chiếm khoảng 39%, xây dựng và chiếu sáng công cộng chiếm 23%, giao thông vận tải 14%. Đây cũng là cơ sở để giải thích số lƣợng cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm tập trung chủ yếu tại lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Mặc dù ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng năng lƣợng nhiều nhƣng hiệu quả kinh tế đóng góp cho GDP chƣa cao. Điều này phản ánh 02 vấn đề:
+ Một là cơ cấu kinh tế của Hà Nội thiên về các ngành kinh tế sử dụng năng lƣợng sơ cấp. Một mâu thuẫn lớn là những ngành sử dụng năng lƣợng nhiều lại là những ngành đóng góp vào cơ cấu tổng sản phẩm nội địa chƣa tƣơng xứng.
+ Hai là công nghệ không cao trong hệ thống các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải. Song song với đó là năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chƣa hiệu quả.