* Hoa Kỳ
Chƣơng trình nhà máy tốt hơn là sáng kiến của chính quyền liên bang, trong đó các nhà máy công nghiệp có thể tham gia bằng việc đăng lý cam kết tự nguyện giảm 25% cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng trong vòng 10 năm. Các nhà máy tham gia chƣơng trình tự nguyện này sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ kỹ thuật và công nhận từ Tổng cục năng lƣợng Hoa Kỳ (DOE). Chƣơng trình này đƣợc xây dựng trên cơ sở những thành tích đã đạt đƣợc từ “Chƣơng trình Ngƣời lãnh đạo tiết kiệm năng lƣợng ngay”, đã đƣợc khởi động thực hiện từ năm 2009 nhằm góp phần đạt đƣợc mục tiêu giảm đƣợc 25% cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng trong công nghiệp vào năm 2017.
Các đơn vị đăng ký tham gia Chƣơng trình “ Nhà máy tốt hơn” đã công bố cam kết của họ tự nguyện giảm đƣợc 25% cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng trong vòng 10 năm. Các đơn vị này đã thực hiện nâng cao hiệu suất năng lƣợng nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, tạo công an việc làm, đảm bao an ninh năng lƣợng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ các chƣơng trình của chính phủ cho thấy các công ty này áp dụng hệ thống quản lý năng lƣợng tốt sẽ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, tốt hơn cho nền kinh tế chung và môi trƣờng.
Các công ty tham gia Chƣơng trình nhà máy tốt hơn cần phải:
Ký cam kết tự nguyện giảm 25% cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng trong vòng 10 năm trong toàn bộ công ty.
Xây dựng đƣờng cơ sở sử dụng năng lƣợng và theo dõi sự thay đổi cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng.
Chỉ định ngƣời quản lý năng lƣợng tổng hợp và cập nhật chƣơng trình quản lý năng lƣợng để sử dụng nội bộ trong vòng 1 năm.
Báo cáo dữ liệu về năng lƣợng, số các nhà máy tham gia và sự tiến bộ đạt đƣợc hang năm.
Những lợi ích doanh nghiệp thu đƣợc khi tham gia vào chƣơng trình nhận đƣợc sự công nhận của nhà nƣớc và hỗ trợ kỹ thuật từ Tổng cục năng lƣợng Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp tham gia chƣơng trình nhận đƣợc sự công nhận của nhà nƣớc khi họ cam kết tự nguyện và đạt đƣợc mục tiêu giảm cƣờng độ tiêu thụ năng lƣợng.
Các chính sách từ Tổng cục năng lƣợng Hoa Kỳ bao gồm:
Hỗ trợ trong việc thiết lập và phân tích dữ liệu sử dụng năng lƣợng chính yếu và các phƣơng pháp xây dựng đƣờng cơ sở và kế hoạch quản lý năng lƣợng.
Hỗ trợ trong việc xác định công nghệ tiêu biểu có hiệu suất năng lƣợng có thể áp dụng đƣợc cho nhà máy.
Đăng ký tham gia đào tạo tại nhà máy bằng phƣơng pháp xác định xàng lọc ƣu tiên, thực hiện và nhân rộng các dự án tiết kiệm năng lƣợng.
Đƣợc hỗ trợ tham gia vào các khóa đào tạo về phƣơng án tài chính, công nghệ tiên tiến, phần mềm phân tích năng lƣợng, quản lý năng lƣợng và chuyên đề khác.
Đƣợc sử dụng các công cụ phần mềm phân tích năng lƣợng đã đƣợc kiểm chứng thực tế và các nguồn kỹ thuật khác từ tổng cục năng lƣợng, quốc gia và các tổ chức khác trong hệ thống liên kết
* Trung Quốc
Chƣơng trình top 1000 doanh nghiệp tiêu thụ năng lƣợng (Chƣơng trình top-1000) đƣợc xây dựng trên cơ sở thỏa thuận tiết kiệm năng lƣợng
giữa các cơ quan chính phủ và 1000 doanh nghiệp tiêu thụ năng lƣợng trọng điểm. Chƣơng trình này là một trong những bƣớc khởi đầu quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm 20% mức tiêu thụ năng lƣợng quốc gia của Trung Quốc (giảm năng lƣợng/tổng sản phẩm quốc nội xuống 20% năm 2010 so với năm 2005) trong giai đoạn 2006-2010. Trong khuôn khổ Chƣơng trình này thực hiện thí điểm ký thỏa thuận tự nguyện giữa 2 nhà máy thép và Chính quyền địa phƣơng ở tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc.
Mục tiêu của Chƣơng trình là tiết kiệm 100 MToe (2,9 EJ) trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, tính từ mức tiêu thụ năng lƣợng dự kiến năm 2010 của 1000 doanh nghiệp quy mô lớn trong số 9 ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lƣợng nhất: sắt và thép, dầu và hóa dầu, hóa chất, phát điện, kim loại mầu, than, vật liệu xây dựng, dệt may, giấy và bột giấy. Mức năng lƣợng tiêu thụ năng lƣợng tối thiểu là 180.000 Toe năm 2004.
Các doanh nghiệp trong Top-1000 đƣợc yêu cầu thực hiện các hoạt động quản lý năng lƣợng sau đây:
Thiết lập hệ thống thống kê và đo đếm năng lƣợng.
Nộp báo cáo hiện trạng sử dụng năng lƣợng thƣờng xuyên trong đó cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lƣợng, TKNL, hiệu quả chi phí nhờ TKNL và các biện pháp TKNL.
Tiến hành kiểm toán năng lƣợng theo tiêu chuẩn kiểm toán năng lƣợng Trung Quốc (GB/T 17166-1997) để phân tích hiện trạng, xác định các giải pháp TKNL tiềm năng, cung cấp các giải pháp TKNL thực tế và linh hoạt.
Nộp báo cáo kiểm toán năng lƣợng sơ bộ cho chính quyền địa phƣơng để xem xét đánh giá.
Xây dựng kế hoạch bảo tồn năng lƣợng dựa trên báo cáo kiểm toán năng lƣợng và xây dựng kế hoạch bảo tồn năng lƣợng hàng năm.
Xử phạt không tuân thủ: Các doanh nghiệp mà không đạt mục tiêu sẽ không đƣợc trao giải thƣởng hàng năm hay không nhận đƣợc danh hiệu danh dự. Có thể bị tạm dừng phê duyệt các dự án đòi hỏi nhiều năng lƣợng hay bị đình chỉ sử dụng đất công nghiệp; Nếu một doanh nghiệp nhà nƣớc không đạt mục tiêu, lãnh đạo doanh nghiệp đó không nhận đƣợc phần thƣởng đánh giá hàng năm, có thể không đƣợc trao bất kỳ phần thƣởng nào, dù cho hoạt động tốt ở các lĩnh vực khác; Các công chức sẽ không đƣợc tiến cử nếu không đạt đƣợc mục tiêu TKNL.
Cơ chế khuyến khích hỗ trợ: Các doanh nghiệp trong Top-1000 có thể áp dụng các cơ chế khuyến khích quốc gia mà đã đƣợc cung cấp cho 10 dự án TKNL trọng điểm. Mục tiêu của 10 dự án này là tăng cƣờng hiệu quả năng lƣợng thông qua điều chỉnh và tối ƣu hóa cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các cơ chế khuyến khích hiệu quả. Đối với các dự án đạt mục tiêu, các doanh nghiệp ở miền Đông Trung Quốc nhận đƣợng một khoản tiền thƣởng là 200 Tệ (29 USD) cho mỗi Toe tiết kiệm đƣợc trong một năm, ở các khu vực nghèo hơn thì khoản tiền thƣởng là 250 tệ (36 USD).
* Nhật Bản
Ngay sau cuộc khủng hoảng năng lƣợng thế giới lần thứ II, Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng thông qua Luật sử dụng năng lƣợng hợp lý (Luật Bảo tồn năng lƣợng). Các giải pháp đƣợc đƣa ra thực hiện rất linh hoạt, toàn diện và mang tính thực tiễn cao. Hiệu quả nhất là giải pháp khuyến khích về tài chính với chƣơng trình cho vay có lãi suất đặc biệt áp dụng cho các DN vừa và nhỏ; chƣơng trình ƣu đãi thuế bao gồm miễn thuế tƣơng đƣơng 7% chi phí mua máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khấu hao đặc biệt 30% giá mua máy móc thiết bị…
Công tác quảng bá, tôn vinh công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lƣợng tốt nhất hiện có đƣợc thực hiện thông qua Hội chợ triển lãm Môi trƣờng và Năng lƣợng (ENEX), Hội nghị năng lƣợng quốc gia đƣợc tổ chức hằng năm. Trung
tâm Bảo tồn Năng lƣợng Nhật Bản còn phối hợp với một số tổ chức của Chính phủ phát động nhiều chƣơng trình sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả với nhiều giải thƣởng khác nhau dành cho các nhà quản lý, doanh nghiệp, tòa nhà cao tầng, kỹ sƣ và kỹ thuật viên, thiết bị, sản phẩm và dự án có thành tích nổi bật trong công tác bảo tồn năng lƣợng. Ngoài ra, tiết kiệm luôn đƣợc xem là vấn đề đạo đức trong chính phủ cũng nhƣ toàn dân Nhật Bản.
Tính tự nguyện và sự nghiêm túc thực hiện hƣớng dẫn, tiêu chuẩn và quy định từ Chính phủ của toàn xã hội Nhật Bản đã góp phần giúp Nhật Bản trở thành quốc gia đạt hiệu quả hàng đầu trên thế giới trong công tác bảo tồn năng lƣợng.
*Thái Lan
Qui định là yếu tố không thể thiếu: qui định cho phép huy động các tác nhân và cho phép họ triển khai các hoạt động trong một khuôn khổ đƣợc xác lập cụ thể.
Tại Thái Lan, hơn 4900 tòa nhà và nhà máy là cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm đã đƣợc xác định và chịu sự điều tiết của một loạt các qui định: qui định bắt buộc chỉ định một ngƣời phụ trách về năng lƣợng, công bố hàng tháng lƣợng tiêu thụ năng lƣợng, thông qua các mục tiêu về hiệu quả năng lƣợng và kế hoạch hành động, tiến hành đầu tƣ, qui định bắt buộc về theo dõi kết quả đạt đƣợc.
- Về các hoạt động tự nguyện:
Tuy nhiên, qui định vẫn chƣa đủ. Các mức phạt trong trƣờng hợp vi phạm thƣờng quá thấp nên chƣa đủ để khuyến khích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng. Ngƣợc lại, khi các doanh nghiệp hiểu đƣợc rằng các biện pháp nâng cao hiệu quả năng lƣợng là vì lợi ích của chính mình bởi các biện pháp này sẽ cho phép họgiảm chi phí, tạo thêm việc làm và nâng cao tính cạnh tranh, lúc đó luật gần nhƣ sẽ không còn cần thiết.
Do vậy, rất cần kết hợp việc ban hành qui định với các chƣơng trình tự nguyện. Tại Thái Lan, các chƣơng trình này thành công hơn so với các biện pháp quy định. Các hoạt động tự nguyện đƣợc thực hiện dƣới hình thức hỗ trợ của doanh nghiệp dành cho các chƣơng trình công và tƣ trong lĩnh vực hiệu quả năng lƣợng, khuyến khích phát triển các sản phẩm và dịch vụ góp phần tiết kiệm năng lƣợng, hỗ trợ nghiên cứu phát triển để phát triển công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lƣợng.
- Về thông tin và tuyên truyền:
Tại Thái Lan, một trong những chƣơng trình tuyên truyền có tên gọi “Giảm mức tiêu thụ xuống còn ½”. Chƣơng trình này không chỉ tập trung vào chủ đề năng lƣợng mà còn về các nguồn tài nguyên khácnhƣ nƣớc. Mục tiêu là khuyến khích thay đổi hành vi trên cơ sở bảo đảm chất lƣợng sống đƣợc tốt hơn đồng thời làm cho ngƣời dân nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc họ trực tiếp tham gia vào nỗ lực chung của quốc gia. Một chiến dịch tuyên truyền nhƣ vậy trƣớc đây chƣa từng có tại Thái Lan. Chƣơng trình sử dụng nhiều công cụ truyền thông (quan hệ công chúng, quảng cáo, hoạt động biểu diễn) và đƣợc diễn ra trong một thời gian dài (1996-2007), với ba giai đoạn đƣợc đánh giá từng bƣớc.
Hiện nay, ở Thái Lan, ai cũng thuộc và nhớ các khẩu hiệu và bài hát của chiến dịch này cũng nhƣ các nội dung tƣ vấn nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Mọi ngƣời đều biết phải làm thế nào để giảm tiêu thụ năng lƣợng của mình.
- Khuyến khích các cách làm hay:
Thái Lan cũng triển khai một công cụ khác là khuyến khích các cách làm hay, ví dụ nhƣ trong lĩnh vực xây dựng. Tại Thái Lan, các chuyên gia đã thiết kế các tòa nhà có hiệu suất sử dụng năng lƣợng cao, với các qui mô và mức giá khác nhau. Những ngƣời chọn kiểu thiết kế nhà nhƣ trên sẽ đƣợc cấp giấy phép xây dựng trong thời gian rất ngắn: trong vòng một tuần. Mặt khác,
họ biết chính xác chi phí xây dựng nhà và không cần phải nhờ tới chuyên gia hay tƣ vấn để thực hiện các biện pháp hiệu quả năng lƣợng: hiệu quả tiết kiệm năng lƣợng hoàn toàn đƣợc bảo đảm cho họ khi họ chọn kiểu nhà.
Ngoài ra còn có một công cụ tƣơng tự dành cho các ngôi nhà cổ, với hoạt động tiền đánh giá thực trạng, tƣ vấn về hiệu quả năng lƣợng do chuyên gia đƣợc chỉ định thực hiện và hỗ trợ tài chính lên tới 30 % chi phí của hoạt động cải tạo nâng cấp.
Ở Thái Lan, luật năng lƣợng đƣợc thông qua năm 1992. Hiện chính phủ đang đi theo một cách tiếp cận mới: trƣớc đây chỉ đóng vai trò điều tiết và thực thi, thì hiện nay Nhà nƣớc sẽ có thêm vai trò tạo điều kiện và điều phối nhằm liên kết mọinỗ lực vì mục tiêu quản lý năng lƣợng một cách bền vững đồng thời tạo thêm giá trị cho các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng. Đối với Nhà nƣớc, việc thuyết phục các doanh nghiệp quan trọng trong xã hội và trong nền kinh tế thực hành tiết kiệm năng lƣợng sẽ dễ và hiệu quả hơn việc Nhà nƣớc tự mình thực hiện các hoạt động này. Cách tiếp cận mới này hiện đang đƣợc thực hiện thí điểm tại hơn 800 doanh nghiệp vốn đa tiết kiệm đƣợc từ 5 đến 10% năng lƣợng và hơn 30 triệu USD, với thời gian hồi vốn là 2,5 năm.
Thái Lan đã thành lập đƣợc một quỹ riêng (ENCON) chuyên tài trợ cho các hoạt động nâng cao hiệu quả năng lƣợng. Với nguồn thu khoảng 50 triệu USD/năm, ENCON cho phép tài trợ nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: Thông tin, tuyên truyền, tăng cƣờng năng lực, triển khai các dự án trọng điểm, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn, khuyến khích phát triển các loại năng lƣợng thay thế cho dầu lửa…
Quỹ ENCON còn rót vốn cho một quỹ lƣu động có tên gọi Energy Conservation Promotion Fund (ECP). Quỹ này đƣợc dành cho mục đích khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng ƣu đãi cho các dự án sử dụng hiệu quả năng lƣợng. Các khoản vay do ngân hàng chấp thuận, có thể lên tới 1,2 triệu USD cho một dự án, lãi suất dƣới 4%/năm và thời hạn hoàn vốn là 7
năm. Vụ Phát triển các loại năng lƣợng thay thế và hiệu quả năng lƣợng Thái Lan là đơn vị hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Để đạt đƣợc các mục tiêu về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng, ta không chỉ cần xây dựng một chính sách quốc gia về hiệu quả năng lƣợng, mà cũng cần có một cơ quan thể chế và một chiến lƣợc phù hợp đi liền với việc tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm triển khai chiến lƣợc đó. Ngoài ra, cũng cần huy động các nguồn lực tài chính cần thiết đồng thời chú ý tới phát triển nguồn nhân lực. Ngƣời dân chịu phần lớn trách nhiệm về tình hình tiêu thụ năng lƣợng hiện nay. Do vậy, tuyên truyền tốt hơn cho công chúng về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng là việc làm không thể thiếu để bảo đảm đạt đƣợc kết quả về dài hạn. Cuối cùng, phối hợp tốt với khu vực tƣ nhân có thể đem lại hiệu ứng đòn bẩy cho các nỗ lực của các cơ quan Nhà nƣớc trong vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lƣợng, với các kết quả cụ thể nhƣ tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và một chất lƣợng cuộc sống tốt hơn.