Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Hà Nội (Trang 50)

Từ những phƣơng phát hoạch định chính sách trong công tác bảo tồn năng lƣợng, thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả của các quốc gia trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc hoạch định và thực hiện chính sách sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả cho Việt Nam, nhƣ sau:

Một là, phối, kết hợp tốt giữa các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng trong việc tăng cƣờng năng lực triển khai các cơ chế hỗ trợ, giám sát và thực hiện việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Các trung tâm tiết kiệm năng lƣợng đã hình thành cần tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ tiết kiệm năng lƣợng trên địa bàn tỉnh/thành phố, nhƣ: xây dựng mô hình quản lý năng lƣợng, kiểm toán năng lƣợng, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng doanh nghiệp sản

xuất trên địa bàn. Đồng thời, Chính phủ phải có chế tài xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp sử dụng năng lƣợng lãng phí.

Hai là, tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về tiết kiệm năng lƣợng, đặc biệt là năng lƣợng điện, nhằm góp phần giảm thiểu chi phí, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia với phƣơng châm tuyên truyền sâu rộng, sát thực tế, dễ hiểu, giúp nâng cao nhận thức và sự hƣởng ứng tích cực của ngƣời dân, doanh nghiệp, cộng đồng nói chung.

Ba là, việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống, trong đó mọi ngƣời dân, tổ chức có cùng một ý chí và mục đích. Từ doanh nghiệp tới ngƣời dân phải thực hiện nghiêm Luật Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Ngƣời dân cần coi việc tiết kiệm năng lƣợng là trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân.

Kinh tế Việt Nam đang tăng trƣởng, nhu cầu năng lƣợng, đặc biệt là, nhu cầu về điện cho sản xuất và sử dụng ngày càng tăng. Dự báo nhu cầu năng lƣợng của cả nền kinh tế và các ngành sản xuất, dịch vụ sẽ tăng khoảng 22 – 25%/năm. Mặc dù đã triển khai nhiều dự án lớn nhằm xây dựng các nhà máy điện, song Chính phủ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với tình trạng thiếu điện nhƣ hiện nay.

Kể từ khi các văn bản về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả đƣợc ban hành, nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả đã dần dần đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, năng lực để triển khai các cơ chế hỗ trợ, giám sát và thực hiện còn yếu, sự phối hợp giữa các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng chƣa đƣợc tốt. Giá năng lƣợng quá thấp, không khuyến khích ngƣời tiêu dùng tiết kiệm. Các biện pháp xử phạt còn chƣa đủ tính răn đe và thiếu đồng bộ.

Trong nhân dân cũng nhƣ đối với doanh nghiệp, ý thức sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả còn hạn chế. Vì thế, Việt Nam không thể chỉ dừng

lại ở đầu tƣ nhằm tăng cƣờng năng lực sản xuất năng lƣợng, mà cần nỗ lực để cải thiện hiệu quả năng lƣợng, đặc biệt là trong việc quản lý sử dụng năng lƣợng sẽ cho hiệu suất cao hơn so với việc xây dựng các đơn vị sản xuất mới.

Tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng còn rất lớn trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nhƣ: Thiết kế nhà, quản lý và quy hoạch thành phố, tổ chức giao thông, hiện đại hóa các công cụ công nghiệp, hệ thống biểu giá cho năng lƣợng tái tạo… Chỉ trên cơ sở huy động toàn bộ các tác nhân trong mọi lĩnh vực cùng tiết kiệm và sử dụng năng lƣợng hiệu quả, dƣới hình thức này hay hình thức khác, mới có thể hƣớng đến sự phát triển bền vững cho cả cộng đồng.

Chính vì vậy, các chính sách hiệu quả năng lƣợng thành công nhất chính là các chính sách kết hợp phát minh đổi mới kỹ thuật, cơ cấu lại tổ chức và thay đổi hành vi.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách sử dụng năng lượng ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)