sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành song có dự án khả thi, có khả năng trả nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng và ngân hàng phải thanh toán thay thì uy tín và lợi ích của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại, doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạt cho vay bắt buộc từ ngân hàng, sẽ gặp khó khăn trong những quan hệ tín dụng, bảo lãnh về sau với ngân hàng.
Tuy nhiên đây là một hình thức hỗ trợ rất hữu hiệu đối với DNVVN vì những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ nhưng lại thường phải vay những khoản tiền lớn mà nhiều lúc toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp cũng chưa bằng giá trị của khoản vay. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất hiện sẽ giúp các DNVVN tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Thế nhưng nghiệp vụ bảo lãnh hiện nay ở nước ta vẫn chưa phổ biến, từ năm 1997 NHCT mới áp dụng nghiệp vụ này và đã cho vay ra 2873 tỷ đồng tương ứng với 14,27% tổng dư nợ trong năm đó do các doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh không trả được nợ và ngân hàng phải trả thay (xem bảng 2.8). Trong những năm sau tỷ trọng này đã giảm đi đáng kể: năm 1999 ngân hàng đã trả thay bảo lãnh 3533,4 tỷ chiếm 12,8% so với tổng dư nợ và đến năm 2000 là 3605,56 tỷ nhưng chỉ chiếm có 10,3% tổng dư nợ do tổng dư nợ trong năm 2000 tăng lên khá cao trong khi số tiền thực hiện nghiệp vụ này chỉ tăng gần 100 tỷ so với năm 1999. Có sự sụt giảm như vậy còn do các DNVVN đã ý thức được lợi ích của nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy các DNVVN cố gắng phát triển sản xuất tăng doanh thu từ nguồn vốn vay từ nghiệp vụ bảo lãnh để thực hiện tốt các nghĩa vụ đã cam kết trong bảo lãnh, tạo uy tín trong các quan hệ tín dụng, bảo lãnh. Làm như vậy các DNVVN sẽ ngày càng tiệp cận được vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng hơn.
Cải cách hành chính trong hệ thống ngânhàng hàng
Doanh nghiệp muốn vay vốn phải có đơn xin vay vốn gửi tới ngân hàng cùng với hồ sơ xin vay vốn. Hồ sơ xin vay vốn bao gồm: hồ sơ pháp lý chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp không trái với pháp luật, hồ sơ kinh tế phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp và hồ sơ vay vốn. Trong mỗi hồ sơ này có rất nhiều giấy tờ kèm theo đòi hỏi doanh nghiệp phải có thời gian chuẩn bị. Hơn nữa khi tiếp nhận các hồ sơ cán bộ tín dụng còn phải tiến hành thẩm định chủ doanh nghiệp và phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó thông qua quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp, tham quan cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều tra tín dụng qua một số tổ chức có liên quan với doanh nghiệp đó.
Như thế từ lúc doanh nghiệp làm thủ tục xin vay vốn cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay cũng là một khoảng thời gian khá dài mà trong sản xuất kinh doanh thời gian là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy các ngân hàng cần phải đơn giản hoá các thủ tục hành chính khi vay vốn đến mức thấp nhất có thể được, nâng cao năng lực của các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để có quyết định cho vay đúng nhất, nhanh nhất. Nếu không doanh nghiệp sẽ phải vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức với lãi suất cao gấp 2, 3 lần gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hiện nay ngân hàng đang nỗ lực cải cách theo xu hướng thông thoáng, cởi mở, hiện đại tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và đã có những kết quả khả quan. Đó là tỷ lệ các DNVVN vay được vốn ngân hàng ngày càng cao, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng gắn bó thân thiết và như thế mục đích của quá trình cải cách hành chính trong ngân hàng đã thành công đáng kể.