Tăng năng lực tài chính cho các DNVVN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DNVVN TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG (Trang 26 - 28)

Các DNVVN thường có năng lực tài chính yếu kém do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp rất thấp. Do đó các doanh nghiệp này rất cần vay vốn ngân hàng để đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được ổn định hay khi có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất. Trong khi đó muốn vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải thoả mãn 5 điều kiện bao gồm điều kiện có khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết. Để đáp ứng được điều kiện này đòi hỏi các DNVVN phải có năng lực tài chính đủ mạnh.

Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra các chủ trương chính sách hỗ trợ về tài chính cho DNVVN. Điều này được thể hiện ở sự ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong những năm đầu mới thành lập hoặc làm ăn thua lỗ thường được Nhà nước miễn giảm thuế, tiếp đến là sự hỗ trợ

về vốn. Nhà nước hỗ trợ về vốn cho các DNVVN hiện nay chủ yếu thông qua hình thức tín dụng đầu tư của nhà nưóc với lãi suất thấp. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước năm 2000 là khoảng 13.000 tỷ đồng trong đó giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển 8000 tỷ và giao cho các NHTMQD cho vay đầu tư 6.200 tỷ. Tính đến hết tháng 12 năm 2000 đã ký kết hợp đồng tín dụng được 20.693 tỷ trong đó vốn trong nước là 9193 tỷ bằng 70% kế hoạch. Quỹ hỗ trợ phát triển và các NHTMQD giải ngân được 6254,3 tỷ bằng 44% kế hoạch. Tuy lượng vốn giải ngân còn hạn chế song trong điều kiện khó khăn như hiện nay lượng vốn này cũng đã có tác động tích cực tới tình hình tài chính của DNVVN. Nhà nước còn có thể tạo thuận lợi cho DNVVN qua việc thực hiện các đơn đặt hàng của Nhà nước đặc biệt là cung ứng hàng hoá dịch vụ cho các cơ quan, Đảng và đoàn thể chính trị xã hội.

Một hình thức hỗ trợ khác của Nhà nước nhằm làm tăng năng lực tài chính cho DNVVN là khuyến khích thành lập các tập đoàn kinh tế. Một chiến lược phát triển DNVVN không thể tách rời chiến lược hình thành những tập đoàn kinh tế, tạo ra mô hình liên kết giữa vài doanh nghiệp lớn là đầu đàn với một tập hợp các thành viên là những DNVVN có mối quan hệ nhiều mặt về lợi ích kinh tế, tài chính, kỹ thuật công nghệ...Ví dụ như Hợp tác xã Tân Thành liên kết kinh tế với Xí nghiệp thuỷ nông Nga Sơn-Thanh Hoá là một điển hình đáp ứng yêu cầu của cả ba đối tượng: HTX, doanh nghiệp và hộ nông dân; đã làm tốt dịch vụ giống cây con, bảo vệ thực vật, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng đem lại hiệu quả thiết thực cho xã viên.

2.3.1.2. Về các hình thức hỗ trợ của ngân hàng

Vấn đề cho vay DNVVN ở nước ta hiện nay đang được đề cập đến một cách rộng rãi và không còn là vấn đề mới mẻ nữa. Đã có rất nhiều ngân hàng, tổ chức cho vay và hỗ trợ vốn cho DNVVN nhưng đáng kể nhất là ACB, Techcombank, NHCT, NHĐTPT, NHNo. Ngoài ra Quỹ hỗ trợ đầu tư cũng là một tổ chức có quan hệ tín dụng dư nợ khá khoảng 15000 tỷ đồng với DNVVN, các chương trình tín dụng từ Quỹ phát triển các DNVVNVN của EU, chương trình tín dụng Đài Loan;

tài trợ cho vay của WB, ADB cũng là những nguồn vốn hữu ích cho DNVVN ở Việt Nam. Quá trình phân tích dưới đây sẽ thông qua số liệu của NHCT để minh chứng. Các ngân hàng hỗ trợ các DNVVN tiếp cận vốn vay thông qua các hình thức:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DNVVN TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w