Một số khuyến nghị nhằm phát triển nghề nuôi cá mú tại khánh hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider,1801) thương phẩm tại Khánh Hòa (Trang 84)

Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, nghiên cứu thực trạng nuôi trồng, điều tra và phân tích kinh tế xã hội, tác giả có một số khuyến nghị sau:

* Tổ chức lại sản xuất

Để đảm bảo nghề nuôi cá mú bền vững, cần có chƣơng trình hỗ trợ cụ thể cho các hộ nuôi những kiến thức về các kỹ thuật nuôi cá mú; kiến thức hỗ trợ phòng chống thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trƣờng.

- Tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác, phối hợp giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đại diện cho địa phƣơng nhằm phát triển ổn định nghề nuôi cá mú.

-Xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu cá mú Khánh Hòa, tổ chức xúc tiến thƣơng mại thông qua các hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế ở trong và ngoài nƣớc, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, chống các rào cản thƣơng mại của các nƣớc, bảo vệ uy tín và lợi ích sản phẩm cá mú của Khánh Hòa.

- Kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Nông nghệp và PTNT Khánh Hòa về các cơ chế, chính sách có liên quan tới công tác quy hoạch sản xuất, nghiên cứu khoa học, đào tạo, thƣơng mại thị trƣờng và các vấn đề khác có liên quan tới: thiên tai, dịch bệnh.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cá mú thƣơng phẩm đạt năng suất cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tăng cƣờng khâu tiếp thị quảng bá sản phẩm cá mú, nghiên cứu thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại quốc tế nhằm tạo đầu ra với giá cả tƣơng đối ổn định cho các hộ nuôi.

-Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát và tuyên truyền tác hại của việc sử dụng thuốc kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản…để đạt yêu cầu an toàn thực phẩm để thuận lợi xuất khẩu cá mú.

-Mở lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ nuôi, phối hợp với tổ chức các chƣơng trình Khuyến ngƣ theo chuyên đề phổ biến những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đề phòng dịch bệnh cho cá nuôi; cung cấp thông tin, thị trƣờng, giá cả để cập nhật cho các hộ nuôi.

* Giải quyết nguồn thức ăn cho cá nuôi

Trƣớc tình hình các hộ nuôi vẫn còn sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, nghĩa là vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cá có nguy cơ khan hiếm dần và giá cả ngày càng tăng cao, cần nghiên cứu về nguồn thức ăn viên tổng hợp và có đề tài nghiên cứu liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn viên nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá mú đem lại hiệu quả cao, chủ động hơn trong nguồn thức ăn để nuôi trồng thủy sản.

* Giải quyết vấn đề về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Thị trƣờng tiêu thụ cá mú hiện tại ổn định do đó bên cạnh việc duy trì thị trƣờng cần mở rộng quy mô sản xuất để mở rộng thị trƣờng gia tăng giá trị kinh tế cho các hộ nuôi và cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, trƣớc tình hình tăng giá nguyên, nhiên vật liệu, vì hầu hết các hộ bán cá cho các chủ nậu nên dễ bị ép giá và không ổn định do đó việc giải quyết đầu ra cho các hộ nuôi trên địa bàn là một vần đề cần thiết và cấp bách. Vì vậy, cần phải tăng cƣờng công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa ngƣời sản xuất

nguyên liệu với nhà chế biến xuất khẩu nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất; thúc đẩy xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

* Giải quyết vốn đầu tư

Qua đề tài nghiên cứu, các hộ nuôi sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu (tự có) và kết quả nuôi trồng lại hiệu quả cao về tỉ suất lợi nhuận. Với hiệu quả cao nhƣ vậy, đề nghị hội khuyến ngƣ nên can thiệp hỗ trợ để các hộ nuôi mạnh dạn đầu tƣ để đem về nhiều lợi nhuận hơn nữa cho kinh tế tỉnh nhà. Tạo điều kiện để cho các hộ nuôi có thể tiếp cận nguồn vốn đầu tƣ, nguồn vốn tín dụng ƣu đãi mà không cần thế chấp tài sản; ngoài ra, các tổ chức cho vay cần cải cách thủ tục cho vay nhằm tránh phiền hà.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, có một số nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng cá mú nuôi thƣơng phẩm của các hộ nuôi tại Khánh Hòa đó là: Mật độ giống thả nuôi (con/m2), diện tích (ao, lồng) và số tiền mua thuốc. Vì vậy, để tăng sản lƣợng cá mú nuôi của các hộ cần:

+ Bên cạnh các giải pháp chọn lựa giống tốt, kích cỡ giống lớn, điều kiện kỹ thuật nuôi thì mật độ nuôi cá cần đảm bảo, nên giảm mật độ nuôi không quá dày.

+ Cần giảm diện tích nuôi biển, tăng diện tích nuôi cá mú bằng ao đất để tăng sản lƣợng cá mú cho hộ nuôi.

+ Đối với việc sử dụng thuốc kháng sinh bổ sung cho vào thức ăn của cá cần thận trọng vì tăng sử dụng thuốc sẽ gây tác dụng ngƣợc làm giảm sản lƣợng cá.

Trên đây là một số khuyến nghị nhằm góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm tại Khánh Hòa. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu có hạn, các đề xuất vẫn chƣa đƣợc chi tiết hóa, cần có những đề tài nghiên cứu sâu hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider,1801) thương phẩm tại Khánh Hòa (Trang 84)