Sơ lƣợc một vài đặc điểm sinh học của đối tƣợng nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider,1801) thương phẩm tại Khánh Hòa (Trang 41)

Cá mú có màu sắc rất sặc sỡ, tuy nhiên tùy từng loài khác nhau mà màu sắc cũng khác biệt và đây cũng là một trong những đặc điểm phân biệt của chúng. Cá mú có thân hình khỏe mạnh, dẹp hai bên, miệng lớn và có thể co duỗi, hàm lồi ra. Răng trong của hai hàm tƣơng đối lớn và có thể ẩn xuống, răng chó với số lƣợng không nhiều và phía trƣớc hai hàm. Viền sau xƣơng nắp mang trƣớc có răng cƣa, viền dƣới hàm trơn láng, xƣơng nắp mang có gai to. Lƣợc mang ngắn và số lƣợng không nhiều. Vẩy lƣợc bé, có một số ẩn dƣới da, bộ phận tia vây lẻ ít nhiều đều có vây, đƣờng bên hoàn toàn. Vây lƣng có XI gai cứng và 14-18 tia mềm. Vây hậu môn có III gai cứng và 7-9 tia mềm. Vi đuôi mềm hoặc bằng phẳng, đôi khi lõm vào trong. Vây bụng có I gai cứng và 5 tia mềm.

Họ cá mú Serranidae, thuộc bộ cá vƣợc Perciformes, là một họ lớn gồm có 5 họ phụ: Serranidae, Anthiinae, Niphoninae, Grammistinae và Epinephelinae. Trong đó, họ phụ Epinephelinae đƣợc nghiên cứu tƣơng đối nhiều.

Họ phụ Epinephilinae có 15 giống và khoảng 159 loài cá mú. Đây là những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, đặc biệt trong nghề khai thác cá biển ven bờ ở các nƣớc nhiệt đới và á nhiệt đới. Theo Heemstra và Randall (Heemstra và Randall,

1993)khoảng 90% sản lƣợng khai thác cá biển thực phẩm của thế giới đến từ nghề khai thác truyền thống và cá mú là thành phần chính trong nguồn lợi thủy sản đƣợc khai thác theo kiểu truyền thống.

Cá mú là loài cá sống đáy đƣợc phát hiện thấy ở nhiều vùng nƣớc nhiệt đới và á nhiệt đới của tất cả các đại dƣơng. Phần lớn các loài phân bố ở các rạn san hô. Tuy nhiên, một số loài lại sống ở các cửa sông hoặc quanh các rạn đá. Cá mú nhìn chung sống trên các nền đáy cứng (đá), mặc dù cá con đƣợc phát hiện trong các thảm cỏ biển và con trƣởng thành của một số loài thích các vùng đáy cát hoặc đáy bùn. Một số loài đƣợc phát hiện ở độ sâu 100-200 m (đôi khi đến 500 m); tuy nhiên, phần lớn sống ở độ sâu không quá 100m và cá con thƣờng thấy ở các bãi triều.

Là một trong những loài ăn thịt chủ yếu của hệ sinh thái rạn san hô, phần lớn cá mú ăn nhiều loài cá khác nhau cũng nhƣ: giáp xác, nhuyễn thể, chân đầu. Một vài loài có nhiều lƣợc mang dài và vì thế thích nghi cho việc ăn sinh vật phù du. Con trƣởng thành của nhiều loài chủ yếu ăn cá và ngƣời ta thƣờng thấy chúng săn mồi quanh các rạn hoặc vũng cạn. Hầu hết cá mú có tập tính rình bắt mồi. Chúng nấp trong rạn và hốc đá chờ khi vật mồi mất cảnh giác đi qua thì lao nhanh ra và ngoạm lấy con mồi. Đầu và miệng của cá mú to giúp chúng hút một lƣợng lớn nƣớc (và con mồi) trong chƣa đầy một giây. Nhiều răng nhọn hƣớng vào phía trong là đặc điểm thích nghi giúp cá mú bắt giữ con mồi, không cho nó thoát ra khỏi miệng.

Ngoại trừ mùa sinh sản, phần lớn các loài cá mú đều là cá sống đơn độc; các nghiên cứu đánh dấu cho thấy cá mú thƣờng ở trên một rạn nhất định trong khoảng thời gian khá dài (thƣờng là nhiều năm) (Heemstra và Randall, 1993). Tính đặc trƣng về vị trí phân bố và sinh trƣởng tƣơng đối chậm khiến chúng dễ bị đánh bắt.

Cá mú chấm đen là loài cá có kích thƣớc tƣơng đối lớn. Tan và ctv (1982) đã mô tả một mẫu vật có chiều dài chuẩn là 97,4 cm (chiều dài toàn thân là 115 cm) với khối lƣợng là 25 kg. Tuy nhiên, kích cỡ tối đa của loài vẫn chƣa đƣợc xác định một cách chính xác vì còn nhầm lẫn với những loài cá mú cỡ lớn khác. Hiện nay cá mú chấm đen (miền Bắc gọi là cá song điểm gai) có vị trí phân loại nhƣ sau (Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005; Heemstra và Randall, 1993):

Ngành: Chordata

Ngành phụ: Vertebrata Lớp: Osteichthys

Phân lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes

Họ: Serranidae

Họ phụ: Epinephelinae Giống: Epinephelus

Loài: Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801)

Hình 2. 5: Cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus

Trên thế giới cá mú chấm đen phân bố từ Hồng Hải đến Ấn Độ - Thái Bình Dƣơng. Nó có mặt ở các vùng lục địa cho đến các đạo: vịnh Aqaba, Sudan, Saudi Arabia, Djibouti, Ethiopia, Kenya, Zanzibar, Tanzaniaa, Mozambique, Oman, Madagascar, Comoros, Seychelles, Ấn Độ, Sri Lanka, vùng biển Andaman, Indonesia, Singapore, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, Papua New Guinea, New Ireland, quần đảo Caroline, New Caledonia và Tonga. Ở Úc, nó phân bố từ lãnh thổ phía Bắc đến bang New South Wales (Heemstra và Randall, 1993; Liao và Leano, 2008).

Hình 2. 6: Bản đồ phân bố của cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus trên thế giới

(Nguồn:http://www.fishbase.org/Summary/SpeciesSummary.php?id=6439&lang=english)

Ở Việt Nam, cá mú chấm đen phân bố dọc theo bờ biển từ Bắc và Nam, trong các hệ sinh thái khác nhau nhƣ đầm phá, rạn san hô, cửa sông, thảm cỏ biển… từ vùng ven bờ cho đến những vùng có độ sâu đến 150 m nƣớc (Heemstra và Randall, 1993; Liao và Leano, 2008; Son, 1996; Tuan, 1998). Cá mú đã đƣợc đƣa vào nuôi trong các ao đìa hoặc lồng bè trên biển gần hơn hai mƣơi năm nay (EdwardsCTV., 2004). Những nghiên cứu trƣớc đây ở vùng biển Khánh Hòa cho thấy con giống cá mú chấm đen có xu hƣớng di cƣ từ cửa sông hoặc đầm ra rạn san hô theo thời gian từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 8 hàng năm. Cỡ con giống trong khoảng thời gian đó cũng tăng lên từ một vài gam đến khoảng 100 gam (Tuan, 1998).

Cá mú là cá có sự thay đổi giới tính, xuất hiện tính cái trƣớc (protogynous hermaphrodites), nghĩa là cá cái sẽ chuyển thành cá đực khi chúng lớn hơn và già hơn. Tuổi và kích cỡ cá xảy ra chuyển đổi giới tính cho đến nay đƣợc ghi nhận nằm trong khoảng 2-7 tuổi với kích cỡ 0,5-11 kg (DoiCTV., 1991).

Cá mú sinh sản theo kỳ trăng. Trong tự nhiên chúng thƣờng sinh sản một lần trong tháng. Cá thƣờng đẻ vào buổi tối hay sáng sớm. Mỗi đợt đẻ thƣờng kéo dài 2-5 ngày trƣớc hoặc sau kỳ trăng tròn hoặc trăng non. Tại nhiều nƣớc Đông Nam Á hoạt động sinh sản tự nhiên của cá mú thƣờng diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3. Riêng cá mú chấm đen, mùa vụ sinh sản thƣờng tập trung vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 (Doi

Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Sử dụng Microsoft excel để tính toán các chỉ tiêu trong phần đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm.

- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 for Windows. +Phƣơng pháp thống kê mô tả.

+Phƣơng pháp phân tích hồi qui đa biến OLS.

+Phân tích ANOVA để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và các biến độ lập của mô hình hồi quy.

Thiết kế nghiên cứu

- Nguồn số liệu.

- Phƣơng pháp thu thập thông tin.

Cơ sở lý thuyết

- Lý thuyết về kinh tế của nghề nuôi cá mú chấm đen.

- Mô hình kinh tế lƣợng về sự tác động của các nhân tố tới sản lƣợng cá mú chấm đen nuôi thƣơng phẩm.

Vấn đề nghiên cứu

1. - Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm tại Khánh Hòa. - Tác động của các nhân tố đến sản lƣợng cá mú chấm đen thƣơng phẩm tại Khánh Hòa.

Hình 2.7: Sơ đồ khối quy trình nghiên cứu. Báo cáo kết quả - khuyến nghị

- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen tại Khánh Hòa - Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới sản lƣợng nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm. - Kết luận và khuyến nghị.

Cá mú ở giai đoạn cá bột thƣờng ăn sinh vật cỡ nhỏ hơn nhƣ tôm nhỏ (Yashiro, 1996). Các giai đoạn về sau cá mú chấm đen chủ yếu ăn cá, giáp xác và đôi khi ăn cả mực tuộc (Heemstra và Randall, 1993).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider,1801) thương phẩm tại Khánh Hòa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)