H1: “Vùng nuôi” - Có vai trò quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến một số nhân tố về lý, hóa, sinh học, thổ nhƣỡng… “Vùng nuôi” là biến giả, biến này đo lƣờng tác động các yếu tố vùng lên sản lƣợng cá mú nuôi thƣơng phẩm. Đề tài nghiên cứu 04 vùng nuôi là Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh và Vạn Ninh nên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 03 biến là D1, D2, D3, với D1 = 1 nếu vùng nuôi là Ninh Hòa, D1 =0 nếu vùng khác; D2 = 1 nếu vùng nuôi Nha Trang, D2 = 0 nếu vùng nuôi khác; D3 = 1 nếu vùng nuôi Cam Ranh, D3 = 0 nếu vùng nuôi khác. Phân loại cơ sở là vùng nuôi Vạn Ninh, tức D1 = 0, D2 = 0 và D3 = 0. Tác giả kỳ vọng các biến giả này sẽ có quan hệ tuyến tính với sản lƣợng cá mú chấm đen nuôi thƣơng phẩm.
H2: “Hình thức nuôi” – Xem xét đến hình thức nuôi lồng ngoài biển hay nuôi trong ao đất, với HT1 = 1 và HT2 = 0 nếu là nuôi trong ao đất, HT1 = 0 và HT2 = 1 nếu là nuôi lồng ngoài biển, HT1 = 1 và HT2 = 1 nếu là hộ nuôi dùng cả 2 hình thức nuôi ao đất và nuôi lồng ngoài biển. Hình thức nuôi góp phần trong việc hiệu quả nuôi và sản lƣợng của mỗi hình thức khác nhau. Vì vậy, tác giả kỳ vọng rằng với các yếu tố khác không đổi, khi nuôi bằng hình thức nuôi trong ao đất sẽ cho ra năng suất và hiệu quả cao hơn so với nuôi lồng ngoài biển.
H3: “Quy mô diện tích nuôi” - Tác giả kỳ vọng rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng diện tích nuôi sẽ làm tăng năng suất cá mú chấm đen nuôi thƣơng phẩm.
H4: “Quy mô vốn đầu tƣ” - Đa số các hộ nuôi cá mú thƣơng phẩm đều là những cơ sở đã nuôi trƣớc đây, đa phần đều đã thua lỗ trong các vụ nuôi tôm nên việc chuẩn bị nguồn vốn để đầu tƣ cho việc nuôi cá mú theo mô hình bán thâm canh và thâm canh là cực kỳ khó khăn đối với họ. Hơn nữa, thời gian của một vụ nuôi dài và đầu tƣ lớn, nhất là ở những giai đoạn cuối gần thu hoạch. Mặt khác, vốn là một yếu tố đƣợc trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất; việc đầu tƣ bài bản, đúng, đủ nguồn thức ăn, máy móc trang thiết bị sẽ mang lại hiệu quả cao. Do vậy, tác giả kỳ vọng rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng tổng số vốn đầu tƣ sẽ làm tăng sản lƣợng cá mú chấm đen nuôi thƣơng phẩm.
H5: “Loại thức ăn” - Nhân tố này cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng, thức ăn cá tạp tƣơng hay thức ăn công nghiệp có chất lƣợng tốt sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình sinh trƣởng và phát triển của cá giúp cho ngƣời nuôi rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí. “Loại thức ăn” là biến giả, biến này đo lƣờng tác động của loại thức ăn chính sử dụng lên sản lƣợng cá mú nuôi thƣơng phẩm. Có 2 loại thức ăn chính mà các hộ nuôi sử dụng là thức ăn cá tạp và thức ăn viên công nghiệp nên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 02 biến giả là Z1 và Z2, với Z1 = 1 và Z2 = 0 nếu là thức ăn cá tạp, Z1 = 0 và Z2 = 1 nếu là thức ăn viên công nghiệp, Z1 = 1 và Z2 = 1 nếu là hộ nuôi dùng cả 2 loại thức ăn là thức ăn cá tạp và viên công nghiệp. Tác giả kỳ vọng biến giả này sẽ có quan hệ tuyến tính với biến năng suất cá mú chấm đen nuôi thƣơng phẩm.
H6: “Mật độ nuôi” - Là số lƣợng cá hoặc khối lƣợng cá đƣợc thả trên một đơn vị diện tích mặt nƣớc. Để xác định mật độ thả thích hợp cho diện tích nuôi và từng phƣơng thức nuôi, các yếu tố cần quan tâm là diện tích mặt nƣớc, nguồn thức ăn, năng lực của ngƣời nuôi… Nhiều thí nghiệm trên thế giới đã kết luận rằng năng suất cá tỷ lệ thuận với mật độ cá thả, tới một điểm cực đại thì năng suất bắt đầu giảm (Lê Anh Tuấn, 2004). Vì vậy, chúng ta phải xem xét đến yếu tố này vì mật độ nuôi cao quá ngƣỡng cho phép sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm.
H7: “Kích cỡ giống” - Có vai trò quan trọng trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi cũng nhƣ trong nuôi trồng thủy sản. Con giống có chất lƣợng tốt, khỏe mạnh sẽ mau ăn chóng lớn, ít bệnh và ít hao hụt. Và đặc biệt hơn, nếu thả giống với kích cỡ nhỏ thì tỷ lệ sống của cá thả sẽ thấp hơn và ảnh hƣởng đến năng suất nuôi. Vì vậy, tác giả kỳ vọng nhân tố này sẽ có một mối quan hệ dƣơng (+) với năng suất cá mú chấm đen nuôi thƣơng phẩm.
H8: “Số năm kinh nghiệm” cũng nhƣ kỹ thuật của ngƣời nuôi là một trong những khâu quan trọng có ảnh hƣởng xuyên suốt trong quá trình nuôi, nó góp phần vào sự thành công hay thất bại của nghề nuôi. Kinh nghiệm đƣợc tích lũy qua nhiều năm từ những vụ nuôi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, càng trải qua nhiều vụ nuôi thì ngƣời dân sẽ càng hiểu rõ đƣợc đối tƣợng nuôi của mình. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho ngƣời nuôi nắm bắt kịp thời và xử lý một cách có hiệu quả trong vụ nuôi, biết đƣợc mùa vụ thích hợp, thời điểm thả giống, cách cho ăn và quản lý chăm sóc ao,…Vì
vậy, nhân tố này tác giả kỳ vọng rằng sẽ có một mối quan hệ dƣơng (+) với năng suất cá mú chấm đen nuôi thƣơng phẩm.
H9: “thuốc” là số tiền mua kháng sinh, thuốc men để bổ sung vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng của cá mú trong quá trình nuôi. Tác giả kỳ vọng rằng có sự ảnh hƣởng của loại chi phí này lên sản lƣợng của cá mú ở một mức độ nào đó.