Hiện nay trong nƣớc và nƣớc ngoài đã có nhiều nghiên cứu của các cá nhân và tổ chức về cá mú chấm đen. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi nhƣ: đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản, kỹ thuật ƣơng và nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm mà chƣa có nghiên nào đánh giá đƣợc về hiệu quả kinh tế – xã hội của nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm (Lê Trọng Phấn, 1997; Lê Anh Tuấn, 2004; Liao và E.M Leano, 2008; Luu, 2002; Son, 1996; Tuan và CTV., 2000). Nghề nuôi cá mú chấm đen thƣơng phẩm tại một số vùng nuôi tại Khánh Hòa đang giảm sút vì vậy vấn đề đặt ra cần phải có một nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi cá mú thƣơng phẩm nhằm đề xuất các biện pháp giúp hộ nuôi mú thƣơng phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và phát triển nghề nuôi cá mú chấm đen theo hƣớng bền vững.
Một số đề tài nghiên cứu trong nƣớc có liên quan tới nội dung điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của một số đối tƣợng nuôi thủy sản nhƣ:
Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi tôm sú giống (Penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa (2008)” của tác giả Hoàng Thu Thủy, luận văn thạc sỹ, Đại học Nha Trang. Kết quả nghiên cứu đƣợc tác giả xác định nghề nuôi tôm sú giống đã giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho 3.387 lao động trực tiếp cho nghề nuôi tôm sú giống và 20.169 lao động cho nghề nuôi tôm thƣơng phẩm trong 2 năm 2005 và 2006. Đề tài cũng xác định đƣợc một số nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng sản xuất ấu trùng
tôm sú nhƣ: trình độ kỹ thuật của ngƣời nuôi; nguồn gốc tôm bố mẹ; sản lƣợng tôm mẹ trong một chu kỳ sản xuất, tỷ lệ m3 bể chứa (Hoàng Thu Thủy, 2008).
Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (2009)” của tác giả Nguyễn Xuân Bảo Sơn, luận văn Thạc sỹ, trƣờng Đại học Nha Trang. Nghiên cứu này đã tìm và xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng cá chẽm nuôi thƣơng phẩm của các cơ sở/hộ nuôi tại Khánh Hòa dựa trên các số liệu điều tra về diện tích ao nuôi, mật độ thả giống, kích cỡ giống thả nuôi, số năm kinh nghiệm, năng suất, sản lƣợng, doanh thu, chi phí, lỗ, lãi… Kết quả nghiên cứu đƣợc tác giả xác định nghề nuôi cá chẽm thƣơng phẩm đã giải quyết cho 957 lao động trực tiếp với sản lƣợng thu hoạch là 3.500 tấn sản lƣợng vào năm 2008, đề tài còn xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới sản lƣợng nuôi cá hàng năm là mật độ thả, kích thƣớc giống thả, số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi và quy mô vốn đầu tƣ (Nguyễn Xuân Bảo Sơn, 2009).
Đề tài “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai (2012)” của tác giả Phan Thị Hoa, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Nha Trang. Kết quả nghiên cứu của tác này cho rằng năng suất trung bình cho 1ha ao nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 36,32 tấn/ha/năm. Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với 42,767 tấn/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có năng suất thấp nhất với 29,66 tấn/ha/năm. Doanh thu trung bình của 1ha ao nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 1.046,62 triệu đồng/ha/năm. Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với 1.297,19 triệu đồng/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có doanh thu trung bình thấp nhất với 776,63 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận trung bình trên 1ha nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 93,18 triệu đồng/ha. Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với 112,38 triệu đồng/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có lợi nhuận trung bình thấp nhất với 42,97 triệu đồng/ha/năm (Phan Thị Hoa, 2012).
Và một số tài liệu, báo cáo của FAO về các đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi cá mú; các số liệu báo cáo thống kê của các nƣớc hàng năm có liên quan tới cá mú thƣơng phẩm của FAO. Do có những hạn chế nhất định của tác giả nên không thể tìm và hiểu hết đƣợc các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới có liên quan tới vấn đề mà đề tài đề cập. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số
bài viết trên các website của FAO, mà các số liệu này tác giả sử dụng đã trích dẫn nguồn và tài liệu tham khảo đƣợc chỉ dẫn chi tiết tại mục “Tài liệu tham khảo”.