Kết quả bảng 3.17 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thủ tục nhập viện với kinh tế gia đình và BHYT, những BN thuộc diện không nghèo và không có BHYT có tỷ lệ HL cao hơn những BN nghèo và BN có BHYT. Những BN thuộc thành phần kinh tế gia đình không nghèo, có mức độ HL chung đối với TYT cao gấp 3,2 lần so với nhóm BN có kinh tế gia đình thuộc diện nghèo (bảng 3.28). Điều này có thể hiểu, người nghèo thường hay mặc cảm, tự ti nên khi được yêu cầu về các vấn đề thủ tục, giấy tờ họ khó chấp nhận hơn những BN không nghèo.
Về khâu thông tin, hướng dẫn: Có liên quan chặt chẽ với nhóm tuổi, kinh tế gia đình và BHYT. Những bệnh nhân thuộc nhóm tuổi lao động có mức độ HL khi nằm điều trị, cao gấp 19,5 lần so với nhóm tuổi phụ thuộc (bảng 3.25). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế và yếu tố sinh lý con người. Những người lớn tuổi khi bị ốm đau, thường không HL với nhân viên y tế, kể cả bác sĩ. Bởi vì người già, thường hay bảo thủ và cố chấp, nên khi bị bệnh thì điều này lại càng tăng lên.
Ngoài ra yếu tố kinh tế gia đình và BHYT còn liên quan chặt chẽ với khâu quá trình KCB và thanh toán viện phí (bảng 3.19 và 3.22). Đây là điều phù hợp với thực tế tuyến y tế xã, thị trấn hiện nay. Người không nghèo, không có BHYT họ dễ chấp nhận các điều kiện về KCB và viện phí tại các TYT địa phương. Ngược lại, người nghèo, người có BHYT thường có nhu cầu cao hơn thực tế đối với y tế địa phương. Nhưng đối với y tế tuyến trên, tình hình có khả năng ngược lại.
Về trình độ học vấn: cũng có liên quan chặt chẽ đến khâu KCB (bảng 3.19). Đây có lẽ là điều hiển nhiên, những BN có trình độ cao, thường quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn, có nhu cầu CSSK cao hơn, nên khi KCB họ khó chấp nhận những sơ suất của nhân viên y tế.
Kết quả bảng 3.20, cho thấy: Sự HL của BN về khâu CSĐD có liên quan đến yếu tố kinh tế gia đình. Người bệnh thuộc diện kinh tế gia đình không nghèo, có tỷ lệ HL với khâu CSĐD cao hơn nhóm BN nghèo. Điều này có lẽ chỉ đúng đối với tuyến y tế xã, thị trấn. Bởi vì tại tuyến này, người không nghèo họ dễ thông cảm hơn đối với ngành y tế địa phương. Còn người nghèo, đây là nơi tiếp cận chính về dịch vụ y tế, nên họ có thái độ xét nét hơn, quan trọng hoá vấn đề hơn. Tuy nhiên, nếu ở y tế tuyến trên, tình hình có khả năng hoàn toàn ngược lại.
Vấn đề cuối cùng trong các khâu khảo sát là tất cả 6 nhóm đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu, đều không có sự khác biệt về tỷ lệ HL đối với CSVC và các dịch vụ ngoài chuyên môn (bảng 3.23). Mặc dù CSVC và các dịch vụ ngoài chuyên môn có tỷ lệ HL chung thấp nhất. Điều này có thể được hiểu rằng: CSVC và các dịch vụ ngoài chuyên môn là yếu tố khách quan, thuộc lĩnh vực qui hoạch, đầu tư phát triển, không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, chẩn đoán và điều trị cho BN. Nên không có liên quan đến các đặc điểm dân số mẫu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu sự HL của bệnh nhân điều trị nội trú tại các TYT thuộc huyện Phú Tân năm 2011, chúng tôi có kết luận sau:
1. Tỷ lệ sự HL của bệnh nhân 1.1. Tỷ lệ HL chung toàn TYT
Tỷ lệ HL chung của BN đối với TYT là 95,2%.