Công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng cường nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Sở giao dịch 1 (Trang 32)

b. Chính sách huy động vốn

2.2.1. Công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế

Tiền gửi dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế của SGD1 có sự khác biệt trong những năm gần đây. Trong khi tiền gửi dân cư tăng thì tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2010, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là 20.809 tỷ đồng thì năm 2011 đã giảm xuống là 18.580 tỷ, tương đương -10,71%.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng Giá trị %Tỷ trọng Tiền gửi tổ chức 26.485.352 108 18.147.825 -31,5 19.330.138 6,5 17.019.779 -11,95

-Tiền gửi không kì

hạn 7.953.210 111 6.124.410 -23,0 5.366.374 -12,4 4.326.278 -19,38

- Tiền gửi có kì

hạn 18.532.142 106 12.023.415 -35,1 13.963.764 16,1 12.693.501 -9,1

(Nguồn: Tài liệu báo cáo của Sở giao dịch1)

Sáu tháng đầu năm 2011 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam do áp lực lạm phát tăng cao. Những giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn địn kinh tế vĩ mô quyết liệt và đồng bộ của chính phủ và NHNN trong thời gian qua đã bước đầu phát huy tác dụng, giúp nền kinh tế có những chuyển biến tích cực. Chỉ số CPI sau khi tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm đã co dấu hiệu giảm nhiệt.

Chính sách thắt chặt cung tiền, giảm nguồn cung tín dụng đã khiến các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tận dụng tối đa nguồn vốn tự có để sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án nhằm tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh cũng như tiết giảm chi phí tài chính. Xu hướng này đã làm sụt giảm mạnh tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại SGD1 nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung.

Tại thời điểm 30/6/2011, huy động vốn khối khách hàng doanh nghiệp của SGD1 giảm 22% so với thời điểm cuối năm 2010. Trong đó khối doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm 27%.

Xét về cơ cấu kì hạn, tiền gửi các kì hạn ngắn hạn của khối khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (92%) và chưa có sự cải thiện trong thời gian qua. Tỷ trọng tiền gửi thanh toán có xu hướng giảm từ 40% năm 2009 xuống 36% tại thời điểm 30/6/2011.

2.2.2.Công tác huy động vốn dân cư

phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

Bảng 7: Công tác huy động vốn dân cư SGD1 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tuyệt đối %Tỷ trọng Tuyệt Đối %Tỷ trọng Tuyệt đối %Tỷ trọng Tuyệt đối %Tỷ trọng

Tiền gửi dân cư 2.355.873 -5 2.061.139 -12,5 1.330.901 -35,4 1.560.880 17,28 - tiền gửi tiết

kiệm 1.865.230 -12 1.821.453 -2,3 1.206.315 -33,8 1.465.075 21,45 - kì phiếu,

CCTG, TP 490.643 42 239.686 -74,5 124.586 -116 95.805 -23,1 (Nguồn: tài liệu báo cáo của SGD1) (Nguồn: tài liệu báo cáo của SGD1)

- Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn huy động. tính đến 31/12/2011, tiền gửi tiết kiệm đạt 1,465 tỷ đồng, tăng 21,45% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân vẫn có xu hướng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, để tránh những rủi ro khi đầu tư kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi.

- Kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

Theo bảng trên ta thấy huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh qua các năm gàn đây. Nếu như năm 2008, doanh số đạt gần 491 tỷ đồng thì năm 2010 chỉ là 124,5 tỷ đồng và năm 2011 còn hơn 95 tỷ. Việc phát hành các giấy tờ có giá của ngân hàng với mục đích tài trợ cho các dự án cụ thể. Công cụ huy động vốn này của SGD1 trong những năm vừa qua là không cao. Tỷ lệ này chứng tỏ trong thời gian qua ngân hàng không sử dụng được hết vốn huy động, do vậy nhu cầu về vốn huy động không cần đến tiền phát hành giấy tờ có giá nên SGD1 đã ngừng phát hành, do vậy khách hàng chuyển sang gửi tiền tiết kiệm nên số lượng tiền gửi tiết kiệm tăng cao, còn số tiền gửi kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi giảm. Hơn nữa, việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng cần phải có chi phí cao do mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Việc phát hành không thể liên tục, và nhiều khi việc

phát hành giấy tờ có giá với mục đích tăng nguồn vốn huy động nhưng trong thực tế nguồn vốn huy động tăng rất ít mà chỉ có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu Tăng cường nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Sở giao dịch 1 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w