Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống làm bố mẹ

Một phần của tài liệu Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 tại khoa Nông Học Trường đại học Nông Lâm Huế (Trang 35)

biệt hoặc bổ sung những tính trạng cần thiết

+ Chất lượng hình thái quả: Giống CLN 2443A có dạng quả dài, quả lớn hơn giống CH 154, nhưng giống CH 154 có độ Brix cao hơn giống CLN 2443A.

- Thời gian các pha sinh trưởng riêng lẻ

Giống CH 154 có thời gian từ phân cành đến ra hoa ngắn (9 ngày). Ngược lại giống CLN 2443A có thời gian từ ra hoa – đậu quả ngắn (6 ngày) và thời gian thu quả ngắn hơn so với giống CH 154.

Tóm lại, lai tạo giữa hai giống này có thể tổng hợp được những ưu điểm của cả hai giống bố mẹ để tạo ra con lai có các đặc điểm tốt như: cây có chiều năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt với điều kiện của địa phương.

4.2 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG BỐ MẸ GIỐNG BỐ MẸ

4.2.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống làm bố mẹ mẹ

Mỗi giống đều có đặc điểm di truyền khác nhau nhất định, đều có ưu và nhược điểm riêng, ví dụ: Giống cà chua quả to, hình dạng quả đẹp, chất lượng thì năng suất thường thấp và hay bị bệnh. Do đó chỉ có con đường lai tạo mới phối hợp được tính di truyền khác biệt của mỗi giống vào trong một giống vừa có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu tốt.

Mỗi giống thích ứng với điều kiện sinh thái nhất định, như: điều kiện đất đai, khí hậu nơi gieo trồng ảnh hưởng trực tiếp đến hạt giống, sinh trưởng và phát triển, năng suất và phẩm chất. Nghĩa là cùng một giống nhưng được gieo trồng ở những vùng khác nhau thì khác nhau, và chỉ những cây nào thích ứng với điều kiện ấy mới tồn tại và phát triển được. Đây là cơ sở khoa học của chọn giống.

Sự tác động những biện pháp kỹ thuật nông nghiệp lên cây giống từ lúc gieo đến lúc thu hoạch như bón phân, làm đất, chế độ nước…, đều dẫn đến những kết quả sai khác về chất lượng và năng suất.

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống giúp chúng ta có cơ sở để tìm ra thời điểm thích hợp để lai tạo và thời gian sinh trưởng riêng biệt của từng giống nhằm tạo ra các giống mới nhằm tạo nguồn vật liệu khởi đầu phong phú cho việc chọn giống theo khả năng thích ứng với mỗi vùng.

Bảng 4.4 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính của các giống bố mẹ (ngày). Giai đoạn Từ trồng đến... Phân cành Ra nụ Ra hoa Đậu quả Quả chín Tổng thời gian thu quả Tổng thời gian sinh trưởng ♀ CLN 1621L 28 42 50 67 103 30 133 ♂ CLN 2001A 27 40 48 68 101 28 129 ♀ CLN 2498E 29 44 47 57 108 28 136 ♂;♀ CH 154 24 30 44 56 92 30 122 ♂ Bi 24 35 45 60 102 32 134 ♂ CHT 1050SE 24 29 42 52 94 28 122 ♀ CLN 2071C 30 39 49 63 105 30 135 ♀;♂ C 125 30 37 47 55 104 28 132 ♀;♂ CLN 2443A 33 39 51 68 109 27 136 ♀ C 155 26 40 47 55 96 30 126 ♀ CLN 5915D 26 40 45 63 99 15 114

Giai đoạn cây con: Các giống được gieo trong các rá bằng nhựa trên nền đất phù sa đã được xử lý và trộn với phân chuồng. Tiến hành gieo các giống cùng lúc và đến khi trồng thì các giống đã đạt 30 ngày tuổi.

Giai đoạn từ trồng đến phân cành: Giai đoạn này được tính từ khi có hơn 10% cây theo dõi bắt đầu phân cành. Các giống làm bố có thời gian chênh lệch nhau khá lớn từ 24 – 33 ngày. Ngược lại, các giống làm mẹ có thời gian chênh lệch nhau không đáng kể, từ 26 – 29 ngày.

Giai đoạn từ trồng đến ra nụ: Giai đoạn này được tính từ khi có 10% cây theo dõi ở trong ô thí nghiệm ra nụ. Ở giai đoạn này bên trong cây diễn ra

đồng thời hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian ra nụ của các giống bố khác nhau. Giống CHT 1050SE ra nụ sớm nhất là 29 ngày, giống CLN 2001A ra nụ muộn nhất là 40 ngày. Trong khi đó, các giống làm mẹ có thời gian sai khác nhau về thời gian ra nụ là không đáng kể, thời gian ra nụ sau trồng khoảng từ 39 – 42 ngày.

Giai đoạn từ trồng đến ra hoa: Giai đoạn này được tính từ khi có hơn 50% số cây theo dõi của mối giống ra hoa. Ở giai đoạn này cây chuyển sang thời kì sinh trưởng sinh thực. Trong cây lúc này đang có những biến đổi sinh lý, sinh hóa mạnh. Nguồn vật chất cây tổng hợp được lúc này không chỉ tích lũy về các bộ phận sinh dưỡng mà còn bắt đầu được phân chia tích lũy về hoa, quả. Nhìn chung, các giống khác nhau có sự khác biệt lớn về thời gian ra hoa, thời gian ra hoa biến động từ 42 – 51 ngày. Giống ra hoa muộn nhất là giống CLN 2443A.

Giai đoạn từ trồng tới đậu quả: Các giống có sự biến động về thời gian đậu quả từ 52 – 68 ngày. Sở dĩ các giống có thời gian từ trồng đến đậu quả dài là do trong khoảng thời gian này thời tiết không thuận lợi, rét kéo dài gây nên kìm hãm quá trình nở hoa, đậu quả. Giống CHT 1050SE có thời gian từ trồng tới đậu quả ngắn nhất 52 ngày, giống CLN 2443A và giống CLN 2001A có thời gian đậu quả dài nhất là 68 ngày.

Giai đoạn trồng đến thu quả đầu: Giai đoạn này được tính khi từ khi có hơn 50% số cây theo dõi bắt đầu cho quả chín, giống thu quả đầu tiên là giống CH 154, sau trồng 92 ngày. Giống cho thu quả đầu muộn nhất là giống CLN 2498E và giống CLN 2443A, (108 và 109 ngày).

Giai đoạn thu quả: Là thời gian được tính từ lúc thu lứa quả đầu tiên đến lúc thu quả lần cuối cùng. Giống CLN 5915D là giống có thời gian thu quả ngắn nhất 15 ngày. Giống có thời gian thu quả dài nhất là giống Bi 32 ngày. Các giống còn lại có thời gian thu quả dao động trong khoảng 27 – 30 ngày.

Tổng thời gian sinh trưởng: Qua tổng thời gian sinh trưởng của các giống ta có thể bố trí thời vụ thích hợp cho từng vùng. Qua bảng trên ta có thể thấy giống có thời gian sinh trưởng ngắn là giống CLN 5915D, giống có thời gian sinh trưởng dài là các giống CLN 1621L (133 ngày), CLN 2071C và

CLN 2443A (136 ngày). Điều này cho thấy, khi lai tạo cần chọn thời điểm ra hoa của các giống bố mẹ một cách thích hợp là hết sức cần thiết. Để có thể thực hiện được thì ta có thể gieo giống dài ngày trước, ngắn ngày gieo sau.

Một phần của tài liệu Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 tại khoa Nông Học Trường đại học Nông Lâm Huế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w