0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hình thái quả

Một phần của tài liệu TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH ĐỐI VỚI CÀ CHUA TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2007 – 2008 TẠI KHOA NÔNG HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ (Trang 50 -50 )

+ Hình dáng quả

Hình dáng quả được xác định thông qua chỉ số dạng quả (I=H/D), đây là yếu tố quan trọng phụ thuộc và thị hiếu của người tiêu dùng, hầu hết các quả lai đều mang dạng quả của cây mẹ.

+ Màu sắc quả chín hoàn toàn

Trong các giống đem lai hầu hết các giống đều có màu đỏ tươi, đây là đặc tính di truyền của giống, các quả lai đều có màu sắc giống với quả tự thụ phấn của cây mẹ.

+ Số ô trong quả

Số ô trong quả của các giống không ổn định, so sánh giữa quả lai và quả tự thụ phấn trên cây mẹ thì số ô trong quả tương đương nhau.

+ Độ Brix

Đây là chỉ tiêu đánh giá nồng độ dịch quả, độ Brix của các quả lai tương đương với quả tự thụ phấn trên cây mẹ. Các giống có quả lớn thì có độ Brix thấp và ngược lại. Do vậy chúng tôi đã tiến hành cho lai nhiều cặp lai trong đó bố hoặc mẹ có quả lớn và đối tượng còn lại là quả nhỏ.

Bảng 4.12 Đặc điểm hình thái và độ Brix quả.

Chỉ tiêu Cặp lai Chiều dài quả (cm) ĐK quả (cm) Chỉ số hình dạng quả Dạng quả Màu sắc quả Số ô/quả (ô) Độ Brix (độ) ♀ CLN 1621L 4,10 4,18 0,98 Tròn Đỏ thẫm 3,0 4.54 ♂CLN 2001A 3,51 3,01 1,17 Tròn Đỏ tươi 2,6 4,58 ♀ CLN 2498E 5,49 4,52 1,21 Tròn Đỏ tươi 3,0 4,92 ♂;♀ CH 154 2,32 2,38 0,98 Tròn Đỏ tươi 2,0 4,30 ♂ Bi 1,89 2,14 0,88 Tròn Đỏ tươi 3,0 5,84 ♂ CHT 1050SE 3,54 2,55 1,39 Dài Đỏ tươi 2,0 4,52 ♀ CLN 2071C 4,62 3,91 1,18 Tròn Đỏ tươi 3,0 5,20 ♀;♂ C 125 6,49 5,03 1,29 Dài Đỏ tươi 2,0 5,28 ♀;♂CLN2443A 4,00 4,14 0,97 Tròn Đỏ thẫm 2,0 4,92 ♀ C 155 4,34 4,42 0,98 Tròn Đỏ thẫm 3,0 4,42 ♀ CLN 5915D 5,40 4,21 1,28 Dài Đỏ tươi 2,4 4,52

+ Số hạt trong quả

Bảng 4.13 Số hạt trung bình/quả của giống bố, mẹ và quả thụ phấn nhân tạo (hạt).

Số hạt/quả(hạt) Cặp lai

Quả mẹ Quả bố Quả thụ phấn nhân tạo 1.♀ CLN 5915D X ♂ Bi 43,6 ±1,4 18,6±2,4 28,3±4,7 2.♀ CLN 2071C X ♂ C 125 24,0±3,0 16,0±3,0 13,3±1,7 3.♀ CLN 2443A X ♂ CLN 5915D 63,3±3,7 43,6±1,4 52,0±5,0 4.♀ CLN 2498E X ♂ CH 154 33,0±3,0 8,0±3,0 19,3±2,7 5.♀ CLN 1621L X ♂ Bi 71,0±3,0 18,6±2,4 77,3±12,7 6.♀ CH 154 X ♂ CLN 2443A 8,0±3,0 63,3±3,7 3,3±0,7 7.♀ C 155 X ♂ Bi 31,3±5,7 18,6±2,4 22,0±3,0 8.♀ CLN 1621L X ♂ CLN 5915D 71,0±3,0 43,6±1,4 39,0±4,0 9.♀ CLN 1621L X ♂ CHT 1050SE 71,0±3,0 22,3±2,7 39,0±3,0 10.♀ C 155 X ♂ CLN 2443A 31,3±5,7 63,3±3,7 24,0±3,0

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thụ tinh thụ phấn của một giống, số hạt trong quả nhiều thể hiện quá trình thụ tinh diễn ra tốt. Khả năng phối hợp giữa các giống bố mẹ cao thì quá trình thụ tinh diễn ra tốt, số hạt trong quả sẽ nhiều và ngược lại. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác sản xuất hạt giống lai. Nếu giống tốt nhưng khi lai tỉ lệ hạt trên quả thụ phấn nhân tạo thấp thì rất khó thực hiện được.

Qua bảng 4.13 ta nhận thấy tổ hợp lai ♀ CLN 1621L X ♂ Bi có số lượng hạt/quả cao nhất đạt 77,3 hạt/quả; Tổ hợp lai ♀ CH 154 X ♂ CLN 2443A có số hạt/quả ít nhất đạt 3,3 hạt/quả. Tỉ lệ hạt trong quả thấp chứng tỏ khả năng phối hợp giữa các giống kém, gây khó khăn cho quá trình sản xuất hạt giống.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

1. Dựa trên những nguyên tắc cơ bản chọn cặp bố mẹ chúng tôi đã lựa chọn được 10 tổ hợp lai thích hợp đó là: 1. ♀ CLN 1621L X ♂ Bi 2. ♀ CLN 2071C X ♂ C 125 3. ♀ CLN 2443A X ♂ CLN 5915D 4. ♀ CLN 5915D X ♂ Bi 5. ♀ C 155 X ♂ Bi 6. ♀ C 155 X ♂ CLN 2443A 7. ♀ CLN 2498E X ♂ CH 154 8. ♀ CH 154 X ♂ CLN 2443A 9. ♀ CLN 1621L X ♂ CLN 5915D 10. ♀ CLN 1621L X ♂ CHT 1050SE

2. Tình hình sinh trưởng của các giống bố mẹ

- Giống Bi làm bố có nhiều ưu điểm nhất, có khả năng sinh trưởng khỏe, phù hợp với điều kiện địa phương, chống chịu sâu bệnh tốt. Giống CH 154 làm bố có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu nóng, cho năng suất khá, chất lượng quả tốt.

- Giống mẹ có nhiều ưu điểm nhất là các giống sau: CLN 1621L, CLN 5915D. Hai giống này có khả năng chịu rét tốt, hình dạng quả đẹp, có tiềm năng cho năng suất cao.

3. Khả năng thụ phấn, thụ tinh của các cặp lai

- Thời điểm lai 8 – 10 giờ sáng cho tỉ lệ đậu quả cao nhất, các quả đậu có hình dán quả đẹp, không bị dị dạng. Trong đó tổ hợp lai ♀ CLN 1621L X ♂ CLN 5915D có tỉ lệ đậu quả cao nhất với 30,0%.

- Thụ phấn nhân tạo cho tỉ lệ đậu quả cao nhất ở tất cả các giống bố mẹ, cao hơn so với tự thụ. Tổ hợp lai ♀ C 155 X ♂ Bi có tỉ lệ đậu quả nhân tạo cao nhất, với 51,9%.

- Tỉ lệ đậu quả ở chùm hoa thứ 2 > 1 > 3. Số quả/chùm thứ 2 cao nhất và chùm thứ 3 thì giảm, đến chùm thứ 4 thì số quả thu được là rất thấp.

- Số hạt/quả lai: Tổ hợp lai ♀ CLN 1621L X ♂ Bi và ♀ CLN 2443A X ♂ CLN 5915D có số hạt/quả cao nhất.

5.2 ĐỀ NGHỊ

- Cần tiếp tục tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè để kết luận chính xác hơn về khả năng thụ phấn, thụ tinh của các cặp bố mẹ.

- Tiếp tục nghiên cứu, so sánh khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất, chất lượng và tính chống chịu của các con lai vừa tạo ra để đánh giá khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ và tuyển chọn được giống có ưu thế lai tốt nhất.

MỤC LỤC


PHẦN 1...1

MỞ ĐẦU...1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2 Mục đích của đề tài...2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...2

PHẦN 2...3

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CÀ CHUA...3

2.1.1 Vai trò, giá trị của cây cà chua...3

2.1.2 Nguồn gốc phân bố và phân loại...4

2.1.3 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh...6

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT CÂY CÀ CHUA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...10

2.2.1 Trên thế giới...10

2.2.2 Ở Việt Nam...11

2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ...12

2.3 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài...14

2.3.1 Cơ sở lý luận...14

2.3.2 Cơ sở thực tiễn...15

PHẦN 3...16

VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...16

3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...16

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...17

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...18

3.3.1 Bố trí thí nghiệm...18

3.3.2 Điều kiện thí nghiệm...18

3.3.3 Phương pháp lai...19

3.3.4 Các biện pháp kĩ thuật áp dụng...20

3.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi...22

3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu...23

PHẦN 4...23

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...23

4.1 CHỌN CÁC CẶP BỐ MẸ ĐỂ LAI...24

4.1.1 Những nguyên tắc chọn bố mẹ để lai...24

4.1.2 Chọn các cặp bố mẹ để lai...25

4.2 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG BỐ MẸ...35

4.2.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống làm bố mẹ...35

4.2.2 Đặc điểm hình thái của các cây lựa chọn làm bố, mẹ...38

4.2.3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống...39

4.2.4 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống bố mẹ...41

4.2.5 Động thái ra lá của các giống...42

4.2.6 Khả năng ra hoa đậu quả của các giống bố mẹ...44

4.3 KHẢ NĂNG THỤ PHẤN, THỤ TINH CỦA CÁC GIỐNG BỐ MẸ...45

4.3.1 Tỷ lệ đậu quả của các cặp lai ở các chùm hoa...45

4.3.2 Thời điểm lai...49

PHẦN 5...53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...53

5.1 KẾT LUẬN...53

Một phần của tài liệu TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH ĐỐI VỚI CÀ CHUA TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2007 – 2008 TẠI KHOA NÔNG HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ (Trang 50 -50 )

×