Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống

Một phần của tài liệu Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 tại khoa Nông Học Trường đại học Nông Lâm Huế (Trang 39)

Chiều cao của thân chính khác nhau trong các giống phụ vào đặc tính di truyền và các biện pháp chăm sóc. Chiều cao thể hiện quá trình sinh trưởng, phát triến và khả năng chống đỡ của cây. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng, muối khoáng, nước, và nâng đỡ các bộ phận thân, lá, hoa quả. Thân cây là nơi thân phân cành, nhánh, và các chùm hoa. Chiều cao của cây biết được khả năng chống đỡ, độ thuần và tính đồng đều của giống.

Sinh trưởng của thân được hình thành tại hai vùng khác nhau. Sự lớn lên theo chiều dài thân do sự sinh trưởng của mô phân sinh ngọn, còn sự lớn lên theo chiều ngang do sinh trưởng của tượng tầng. Quá trình sinh trưởng của thân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài, trong đó auxin và gibberellin có ý nghĩa hơn cả, các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng của thân.

Nghiên cứu tính trạng chiều cao thân cà chua, để tác động các biện pháp kỹ thuật như bố trí mật độ, làm giàn, cắt tỉa chế độ dinh dưỡng thích hợp cho từng giống.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao gắn liền với khả năng phân cành, ra hoa, thời gian chín của quả, thời gian kết thúcsinh trưởng. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, vào giai đoạn đầu sinh trưởng chậm và tăng nhanh và thời kỳ ra hoa, đậu quả. Sau đó tăng chậm và ngừng sinh trưởng. Qua bảng 4.6: Chúng tôi có nhận xét:

Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống bố mẹ (cm). NST Giống bố mẹ 14 21 28 35 42 ♀CLN 1621L 7,5 12,5 18,2 25,7 43,7 ♂ CLN 2001A 9,3 13,0 19,8 27,3 43,2 ♀ CLN 2498E 8,8 13,1 17,0 25,2 41,8 ♂;♀ CH 154 8,1 12,0 23,3 31,5 59,3 ♂ Bi 8,1 12,4 20,0 26,8 48,0 ♂ CHT 1050SE 16 18,9 24,7 35,7 52,2 ♀ CLN 2071C 9,4 11,9 16,8 25,2 38,7 ♀;♂ C 125 8,7 15,9 23,1 31,0 42,3 ♀;♂ CLN 2443A 6,6 10,9 14,2 19,0 37,2 ♀ C 155 9,3 12,1 20,3 28,1 53,5 ♀ CLN 5915D 9,0 13,3 22,9 29,8 45,8 (NST: Ngày sau trồng)

Thời kỳ 14 ngày sau trồng: Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính chậm. Do cây bén rễ hồi xanh kém, số lá ít, chất dinh dưỡng cây hút được đang còn ít. Hơn nữa, thời tiết lạnh không phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển. Giống có chiều cao cây thấp nhất sau trồng 14 ngày là giống CLN 2443A với 6,6 cm. Giống có chiều cao cây cao nhất sau trồng 14 ngày là giống CHT 1050SE với 16 cm. Sự tăng trưởng chiều cao thân của các giống khác ở trong khoảng 7,5 – 9,3 cm.

Thời kỳ 21 ngày sau trồng: Thời kỳ này, chiều cao cây có sự tăng trưởng khác biệt xảy ra giữa các giống. Giống C 125 sau 7 ngày tăng 7,2 cm. Giống CHT 1050SE sau 7 ngày chỉ tăng 2,9 cm là giống có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong các giống.

Thời kỳ 28 – 42 ngày sau khi trồng: Đây là khoảng thời gian mà động thái tăng trưởng chiều cao thân chính khá mạnh và nhanh, bởi vì thời kỳ này

rễ cây đã phát triển mạnh, lượng chất hữu cơ cây hấp thu và tổng hợp được nhiều vì thời kỳ này các hoạt động sinh lý, sinh hóa diễn ra mạnh mẽ, tích lũy sinh khối cho quá trình ra hoa, đậu quả. Chiều cao cây ở 42 ngày sau trồng của các giống dao động trong khoảng 37,2 – 59,3 cm. Sau 42 ngày giống CHT 1050SE là giống có chiều cao cây cao nhất đạt 52,2 cm, giống có chiều cao thấp nhất là giống CLN 2443A đạt 37,2 cm.

Một phần của tài liệu Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 tại khoa Nông Học Trường đại học Nông Lâm Huế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w