Động thái ra lá của các giống bố, mẹ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8 Động thái ra lá của các giống bố mẹ (lá).
NST Giống bố mẹ 14 21 28 35 42 ♀CLN1621L 5,0 6,2 8,0 10,2 12,5 ♂ CLN 2001A 6,0 6,7 8,8 11,0 13,5 ♀ CLN 2498E 4,0 5,8 7,3 8,7 10,7 ♂;♀ CH 154 5,0 5,8 6,8 8,5 10,5 ♂ Bi 5,0 5,8 8,2 10,5 11,7 ♂ CHT 1050SE 6,0 6,7 8,0 9,7 11,7 ♀ CLN 2071C 4,0 5,3 7,5 8,7 11,0 ♀;♂ C 125 4,0 6,0 8,0 9,7 11,2 ♀;♂ CLN 2443A 4,0 4,8 6,8 8,7 11,0 ♀ C 155 5,0 5,8 7,8 9,3 12,0 ♀ CLN 5915D 5,0 6,2 8,0 9,7 12,0 (NST: Ngày sau trồng)
Lá là cơ quan có ý nghĩa quan trọng nhất là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ để xây dựng nên mọi tổ chất của cơ thể, cung cấp cơ sở vật chất cho các hoạt động sinh lý như hô hấp, trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng.
Sinh trưởng của lá chịu tác động nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài rất chặt chẽ. Auxin làm tăng cường quá trình tạo hình của lá, ức chế quá trình rụng lá. Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, các chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của lá.
Sự sinh trưởng, phát triển của lá quyết định đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ cho cây. Do đó số lá, tuổi thọ lá, diện tích lá liên quan rất lớn đến năng xuất. Vì vậy nghiên cứu động thái ra lá của các giống để từ đó có các biện pháp kỷ thuật nhất định về điều chỉnh mật độ của các giống, sử dụng phân bón thích hợp, phun thuốc phòng chống sâu bệnh. Với mục đích làm tăng hiệu suất quang hợp của cây là lớn nhất.
Qua bảng trên, chúng tôi có nhận xét:
Giai đoạn sau trồng 14-21 ngày: Tốc độ ra lá của các giống thời kỳ này còn chậm do cây chưa phục hồi kịp sau khi bén rễ. Hơn nữa, thời tiết lạnh kéo dài không thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Sau trồng 21 ngày, số lá ở các giống mới chỉ đạt khoảng 6 – 7 lá/cây.
Giai đoạn sau trồng 21 – 42 ngày: Các giống có sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, các giống có số lá dao động trong khoảng 11 – 13 lá.