RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Một phần của tài liệu Lý 9 Chương 3 (Trang 28)

Tuần 25 Ngày soạn: 25/01/ 2010

Tiết 49 Ngày dạy: 4/02/2010 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ

I/. MỤ C TIÊU

1). Kiến thức: - Nêu được trong trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặt điểm của các ảnh này .

- Dùng các tiasáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật.

2). Kỷ năng: Rèn kỷ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của thấu kính hội tụ bằng thực nghiệm. 3). Thái độ: Phát huy được sự say mê khoa học

II/. PHƯƠNG TIỆN:

1). Đối với mỗi nhóm học sinh : - Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm - Một giá quang học

- Một cây nến cao khoảng 5cm - Một màn để hứng ảnh

- Một bật lửa.

2). Đối với giáo viên : - Một bộ dụng cụ thí nghiệm như học sinh - Phiếu học tập, Bảng phụ.

3). Phương pháp:

- Quan sát, nêu vấn đề, diễn giải, trực quan, thảo luận nhóm

III/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1). Ổn định: (1/): Kiểm tra sĩ số (xử lýtình huống nếu có)

2). Kiểm tra bài cũ: (5/) Đặt câu hỏi:

1). Hãy nêu cách nhận biết TKHT, TKHT được ký hiệu như thế nào trên hình vẽ? - Yêu cầu HS vẽ: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm lên hình vẽ?

GV gọi HS khác nhận xét - Chốt lại – ghi điểm

- GV biểu diễn đặc điểm của các tiasáng đặc biệt qua TKHT bằng hình vẽ lên một góc bảng

3). Tiến hành bài mới (/):

LỜI VAØO BAØI

Một TKHT được đặt sát vào mặt trang giấy (hình vẽ 43.1) Hãy quan sát và cho biết hình ảnh dòng chữ nhỏ hơn hay lớn hơn – cùng chiều hay ngược chiều Vậy hình ảnh dòng chữ thay đổi như thế nào khi từ từ dịch chuyển thấu kính ra xa trang sách? chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay ( ghi tựa bài )

Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Yêu cầu HS nêu: - Mục đích thí nghiệm - Dụng cụ thí nghiệm - Bố trí thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm

GV thông báo cho HS biết tiêu cự của TK : f = 12 cm

- Y/c HS làm TN trong hai trường hợp :

+Trường hợp1:Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự(d> f ) GV thông báo: gọi d là khoảng cách từ vật đến TKHT. Trong trường hợp 1 chúng ta có 3 vị trí để xét :

• C1 : + d = ∞

- Y/c HS quay thấu kính về phía cử sổ lớp học để hứng ảnh của ánh sáng từ cửa sổ lên màn  rút ra nhận xét ghi kết qủa vào bảng 1

• C2 : + d > 2f

- Y/c HS đặt vật ngoài khoảng 2f  thực hiện

+ Hoạt động theo nhóm: HS nêu: - Mục đích thí nghiệm - Dụng cụ thí nghiệm - Bố trí thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm

HS làm thí nghiệm theo nhóm trong 2 trường hợp theo từng bước hướng dẫn của GV

I/. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKH:

1). Thí nghiệm :

MĐTN : Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT DCTN : một giá quang học, màn hứng, TKHT, một cây nến BTTN : như hình vẽ 43.2 THTN :

a)Trường hợp1: Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự (d> f )

C1 : + d = ∞ : ảnh thật , tại tiêu điểm

TN  rút ra nhận xét ghi kết quả vào bảng 1

+ f < d < 2f

- Y/c HS đặt vật trong khoảng f < d < 2f  thực hiện TN rút ra nhận xét ghi kết qủa vào bảng 1 +Trường hợp2:Đặt vật trong khoảng tiêu cự(d<f )

• C3 : + d < f : Y/c HS làm TN  rút ra nhận xét ghi kết qủa vào bảng 1

- Trong hai trường hợp GV cần :

+ Hướng dẫn HS dịch chuyển màn hứng ảnh, đặt vật, quan sát, trao đổi trước khi ghi vào bảng 1 + Giúp đỡ nhóm yếu

- Y/c các nhóm lên dán kết qủa của nhóm mình - Các nhóm nhận xét – kết qủa

- GVkiểm trakết qủa bằng thực nghiệm  treo kết qủa bảng phụ để các nhóm sửa vào tập. - Sau đó y/c HS nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT qua hai trường hợp (gọi 1,2cm)

GV chốt lại 

Chuyển ý: Chúng ta đã làm TN xác định được đặc

điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT. Vậy đặc điểm này được biểu diễn bằng hình vẽ như thế nào ta sang phần II (ghi bảng)

HS dán lên bảng kết qủa của nhóm mình - Cùng GV nhận xét

+ f < d < 2f : ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật

b).Trường hợp2:Đặt vật trong khoảng tiêu cự (d< f ) C3 : + d < f : ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

2/. Kết luận : Đối với TKHT

* Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự có ảnh thật ngược chiều với vật

* Vật đặt trong khoảng tiêu cự có ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Hoạt động 2 (15 phút) : Dựng ảnh của vật tạobởi TKHT

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Y/c HS nghiên cứu SGK rồi trả lời câu hỏi - Aûnh được tạo bởi TKHT như thế nào khi S là một điểm sáng trước TKHT

HS nghiên cứu SGK rồi trả lời câu hỏi II/. Cách dựng hình : 1/. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi TKHT - Chùm sáng phát ra từ S qua TKHT khúc xạ  chùm tia ló hội tụ tại S’  S’ là ảnh của S

- Cần sử dụng mấy tia sáng xuất phát từ S để xđ S?

- Y/c HS lên bảng vẽ

- GV quan sát HS vẽ và uốn nắn , HS khác nhận xét

- GV thông báo: Một vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính thì ảnh của nó được tạo bởi thấu kính cũng vuông góc và trục chính thấu kính. Vậy AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính nên khi dựng ảnh trên hình vẽ ta chỉ cần dựng ảnh B’ của điểm B.

Từ B’ hạ vuông góc với trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi TKHT.

- Gọi 2 HS lên bảng dựng ảnh A’B’ của AB ứng với d=36cm và d = 8cm ( C5)

- Gọi một vài HS nhận xét cách dựng. - GV chấn chỉnh và thống nhất : + ảnh thật hay ảo

+ cùng chiều hay ngược chiều

-HS lên bảng vẽ

HS lắng nghe và vẽ vào tập

2 HS lên bảng dựng

- Chỉ cần vẽ hai trong ba tia sáng đặc biệt

S

F 0 F S

Một phần của tài liệu Lý 9 Chương 3 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w