Hoạt độ GGT huyết than hở bệnh nhân suy tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase ở bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá (Trang 88)

4.2.1. So sánh nồng độ GGT huyết thanh ở nhóm suy tim và không suy tim

Khi các Superoxide (ion O2-) được sản xuất ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải Superoxide và gọi là “Stress oxy hóa” (Oxidative Stress). Stress oxy hóa làm thay đổi DNA của nhân tế bào, oxy hóa Lipid và Cholesterol, thay đổi cấu trúc của một số protein, và kích hoạt các tế bào kết dính mạch máu, phân tử kết dính tế bào và phân tử hấp dẫn monocyte (ICAM-1, VCAM-1, MCP-1), làm tăng phản ứng viêm. Những thay đổi khi tăng Superoxide do tăng huyết áp dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch [92]. Oxidative Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và các chất chống oxy hóa làm cho các chất chống oxy hóa bị vô hiệu hóa [92].

Một số nghiên cứu đã chứng minh có mối quan hệ giữa hoạt độ GGT huyết thanh với nguy cơ bệnh lý tim mạch trong đó có bệnh lý suy tim. Hoạt độ GGT huyết thanh cao hơn trong mảng xơ vữa động mạch và tế bào bọt [36]. Bởi vì mức độ GGT huyết thanh tăng cao ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường. Như chúng ta đã biết hoạt độ GGT được xem như là một enzym phản ánh tình trạng bệnh lý gan mật, uống rượu bia nhiều.. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng hoạt độ GGT không những thế mà còn có thể phản ánh sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ và sự đề kháng insulin hay những bệnh lý làm tăng quá trình oxy hóa khác [92].

Glutathione (GSH) là một tripeptide nội sinh có mặt trong tất cả các tế bào động vật, được tổng hợp từ tế bào bằng 3 amin: cysteine, glutamic và glycine. Đây là chất chống oxy hóa mạnh nhất cơ thể, mỗi tế bào đều cần có glutathione để cơ thể khỏe mạnh. GGT huyết thanh tham gia vào quá trình chuyển hóa Glutathione, chất chống quá trình oxy hóa tế bào như một enzym xúc tác quá trình oxy hóa chất béo và là yếu tố phiên mã các axit nucleic và protein.

Kết quả đã cho thấy rằng mức độ GGT tăng cao là một dấu hiệu của quá trình sinh ra gốc tự do oxy hóa cao trong tế bào, mà bệnh suy tim là một nguyên

nhân. Ngoài ra, mức độ GGT huyết thanh tỷ lệ nghịch với một số chất chống oxy hóa như beta carotene, lycopene, vitamin C và tích cực liên quan đến chỉ dấu sinh học khác của Stress oxy hóa chẳng hạn như F-2 isoprostanes. Do đó, hoạt độ GGT huyết thanh phản ánh stress oxy hóa hệ thống và do đó có thể dự đoán sự phát triển của bệnh suy tim. Mặt khác, sự cản trở đường mật, tuần hoàn trên gan do suy tim cũng là nguyên nhân đã biết từ lâu làm tăng cao hoạt độ GGT huyết thanh xảy ra ở những bệnh nhân suy tim mãn tính.

Hoạt độ GGT huyết thanh trung bình ở bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 52,36  11,05U/L so với nhóm bệnh nhân không suy tim là 23,63

 9,31U/L. Có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 của hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh nhân có suy tim do bệnh lý van hai lá so với hoạt độ GGT trung bình ở bệnh nhân không suy tim làm nhóm chứng.

Một nghiên cứu dịch tễ học lớn của Áo [74] bao gồm 163.944 tình nguyện viên khẳng định giá trị dự báo của các hoạt động GGT huyết thanh cho các sự kiện gây tử vong đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết và bệnh tim mạch vành. Ngoài ra, nghiên cứu này cho thấy bằng chứng lần đầu tiên cho giá trị dự báo của GGT đối với các sự kiện gây tử vong gây ra bởi suy tim mạn trong các đối tượng khỏe mạnh. Trên cơ sở những phát hiện này, chúng ta mặc nhiên công nhận rằng GGT hoạt động trong huyết thanh có thể không chỉ tăng cao ở những bệnh nhân bị suy tim nhưng cũng có thể được liên kết với mức độ nghiêm trọng của suy tim và tiên lượng xấu.

Bảng 4.1. So sánh hoạt độ GGT giữa các tác giả ở nhóm bệnh nhân có suy tim

Nghiên cứu Hoạt độ GGT (U/L) p

Nhóm bệnh Nhóm chứng

Chúng tôi 52,36  11,05 23,63  9,31 < 0,01 Demircan Sabri [35] 38,7  30,9 27,5  17,5 0,025 Lee Douglas S. [55] - Nam 24,9  15,3 18,9  14,7 < 0,01

Qua kết quả ở bảng trên cho chúng ta thấy, ở bệnh nhân suy tim dù ở nam giới hay nữ giới đều có kết quả hoạt độ GGT tăng cao có ý nghĩa thống kê so với hoạt độ GGT của nhóm chứng, điều này chứng tỏ hoạt độ GGT là một xét nghiệm thường quy có thể theo dõi, điều trị và tiên lượng ở bệnh nhân suy tim. Như chúng ta đã biết Gamma Glutamyl Transferase (GGT) là men xúc tác tham gia vào quá trình vận chuyển các acid amin qua màng tế bào, quá trình trao đổi chất glutathione. GGT là một chất bảo vệ chống oxy hóa quan trọng đối với tế bào. Do đó, GGT đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chống oxy hóa, mức độ GGT cao có thể là một dấu hiệu của quá trình bị oxy hóa mà ở bệnh nhân suy tim có sự gia tăng quá trình oxy hóa của tế bào.

4.2.2. Hoạt độ GGT theo nhóm tuổi ở nhóm bệnh và nhóm chứng

Hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh và nhóm chứng có nhóm tuổi từ ≤ 40 tuổi là 53,09  10,76U/L và 23,43  7,04U/L; ở nhóm chứng là 21,41 

5,10U/L và > 40 tuổi ở nhóm bệnh và nhóm chứng có GGT tương ứng là 51,56 

11,52U/L và 23,87  11,58U/L. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hoạt độ GGT theo nhóm tuổi ở nhóm bệnh và nhóm chứng (p < 0,01).

Hoạt độ GGT trung bình ở nam giới nhóm bệnh là 55,31  9,94U/L, nữ là 49,56  9,57U/L tăng cao hơn so với hoạt độ GGT trung bình ở nam giới nhóm chứng là 24,83  10,95U/L; nữ là 22,18  6,68U/L. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh và chứng về hoạt độ GGT trung bình theo giới tính (p < 0,01). Nhìn chung ở cả 2 nhóm, chúng tôi thấy rằng hoạt độ GGT trung bình ở nam giới có phần cao hơn so với nữ giới.

Qua bảng kết quả chúng tôi nhận thấy hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh cao gấp hơn 2 lần hoạt độ GGT ở nhóm chứng. Riêng trong nhóm bệnh cho thấy nhóm tuổi > 40 tuổi có giá trị trung bình GGT cao hơn nhóm 37- 43tuổi trong khi ở nhóm chứng nhóm tuổi này lại có hoạt độ GGT cao nhất. Như vậy đối với những người mắc bệnh suy tim GGT tăng ở những người cao tuổi và nam giới liên quan đến hiện tượng xơ cứng của tim. Sự tăng lên của nồng độ GGT theo tuổi còn liên quan đến việc làm giảm chức năng tâm trương của thất.

Dựa vào bảng so sánh trên chúng tôi thấy rằng trong cả 3 nghiên cứu: chúng tôi, Franzini Maria và Kyu-Nam Kim có điểm chung là hoạt độ GGT trung bình ở nam giới cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu nước ngoài hoạt độ GGT vẫn còn nằm trong giới hạn bình thường [43], [53].

Bảng 4.2. So sánh hoạt độ GGT trung bình theo giới của các nghiên cứu

Nghiên cứu Hoạt độ GGT - Nam Hoạt độ GGT - Nữ

Chúng tôi 55,31  9,94 49,16  11,49 Franzini Maria [43] 30,6 16,1 Kyu-Nam Kim [53] 44,80  57,50 19,00  28,40

Qua kết quả ở bảng trên cho chúng ta thấy, ở bệnh nhân có suy tim đều có kết quả hoạt độ GGT tăng cao có ý nghĩa thống kê so với hoạt độ GGT của nhóm chứng, điều này chứng tỏ hoạt độ GGT là một xét nghiệm thường quy có thể theo dõi, điều trị và tiên lượng ở bệnh nhân có suy tim. Như chúng ta đã biết Gamma Glutamyl Transferase (GGT) là men xúc tác tham gia vào quá trình vận chuyển các acid amin qua màng tế bào, quá trình trao đổi chất glutathione. GGT là một chất bảo vệ chống oxy hóa quan trọng đối với tế bào. Do đó, GGT đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chống oxy hóa, mức độ GGT cao có thể là một dấu hiệu của quá trình bị oxy hóa mà ở bệnh nhân có suy tim có sự gia tăng quá trình oxy hóa của tế bào.

4.2.3. Hoạt độ GGT theo giá trị ngưỡng ở nhóm bệnh và nhóm chứng

Theo nghiên cứu của chúng tôi, giá trị bình thường của hoạt độ GGT ở giới nam ≤ 50U/l và ở giới nữ ≤ 32U/L. Mẫu xét nghiệm được thực hiện lấy máu khi đói được định lượng bằng phương pháp phân tích phổ quang (Spectrophotometer). Dùng thuốc thử Sera-Pak Plus GGT rồi đưa vào máy phổ quang để đo. Vậy hoạt độ GGT tăng khi có hoạt độ lớn hơn giá trị bình thường.

Trong nhóm bệnh, ở giới nam tỷ lệ bệnh nhân có hoạt độ GGT > GTBT chiếm 30,8% và ở giới nữ tỷ lệ bệnh nhân có hoạt độ GGT > GTBT chiếm 46,2%; trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân nam có hoạt độ GGT < GTBT chỉ chiếm 21,2% và nữ

chỉ chiếm 1,9%. Trong nhóm chứng đối với cả nam lẫn nữ 100% đều có hoạt độ GGT < GTBT. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức hoạt độ GGT trên và dưới giá trị bình thường của giới nam và nữ trong nhóm nghiên cứu (p < 0,01).

Tại một số nước phương Tây, các nhà lâm sàng đã sử dụng nồng độ GGT để kiểm soát rối loạn chức năng thất trái. Xét nghiệm GGT có những ưu điểm như: đơn giản, dễ thực hiện, không có tai biến, không đòi hỏi phải huấn luyện kỹ thuật chuyên sâu và cho giá trị khách quan. Trong vài năm gần đây, kỹ thuật định lượng GGT đã bước đầu được ứng dụng tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam như: Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, BV đa khoa TW Huế, Viện Lão khoa Quốc gia… kỹ thuật định lượng nồng độ GGT huyết tương đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý suy tim. Một dấu ấn sinh học liệu có thể phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh lý suy tim, giúp theo dõi điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân suy tim, đã và đang trở thành một mối quan tâm lớn cho các nhà nghiên cứu. Những quan điểm mới gần đây về suy tim đã cho chúng ta “cái nhìn mới về vấn đề cũ”. Vì vậy, trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu sâu rộng về GGTvới những ứng dụng của kỹ thuật này trong lâm sàng các bệnh tim mạch được thực hiện tại Việt Nam [12], [23], [50].

Bảng 4.3. So sánh hoạt độ GGT theo giá trị ngưỡng của các nghiên cứu

Nghiên cứu GGT> GTBT GGT ≤ GTBT

Chúng tôi 82,70% 17,30% Alicia M. Alvarez [26] 61,00% 39,00% Ravi Dhingra [36] 71,81% 28,19%

Theo nghiên cứu của Alicia M. Alvarez và cộng sự hoạt độ GGT vượt ngưỡng bình thường chiếm 61% cao hơn tỷ lệ GGT bình thường 39%, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ravi Dhingra và cộng sự với tỷ lệ GGT > GTBT 71,81% và tỷ lệ GGT < GTBT chiếm 28,19%. Kết quả của 2 tác giả trên tương đương với kết quả của chúng tôi, điều này cũng dễ hiểu bởi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi và 2 tác giả trên đều liên quan đến bệnh tim mạch [26], [36].

4.2.4. Hoạt độ GGT theo nhóm tuổi và phân suất tống máu

Trong nhóm bệnh nhân suy tim, hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh nhân có nhóm tuổi từ ≤ 40 tuổi là 53,09  10,76U/L và nhóm tuổi > 40 tuổi là 51,56  11,52U/L. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi khác nhau với hoạt độ GGT (p > 0,05).

Theo nghiên cứu của Buijsse Brian, Bulent Demir và Gh. Serpoi với hoạt độ GGT tương ứng là: 43,39  69,70U/L, 30,48  16,36U/L, 55,10  4,60 U/L, chúng tôi thấy rằng các kết quả đều có hoạt độ GGT cao. GGT cao nhất là của Gh. Serpoi, đứng thứ 2 là kết quả của chúng tôi. Kết quả của các tác giả nước ngoài tương đương với kết quả của chúng tôi, điều này cũng dễ hiểu bởi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi và 2 tác giả trên đều liên quan đến bệnh tim mạch [30], [34], [78].

Phần lớn chức năng thất trái bình thường ở bệnh nhân hẹp hai lá nhưng giai đoạn tăng áp phổi nặng, thất phải giãn lớn, vách liên thất chuyển động nghịch thường thì có giảm phân suất tống máu thất trái, do giảm tiền gánh thất trái và tác động qua lại qua vách liên thất nên làm giảm dòng chảy đổ đầy tâm trương thất trái dẫn đến giảm cung lượng tim phân suất tống máu. Nếu hẹp 2 lá được giải quyết thì chức năng thất trái trở về bình thường song một số bệnh nhân có thể còn rối loạn do hậu quả của giảm tiền gánh lâu ngày hay có thể còn viêm cơ tim âm ĩ do thấp. Khi nghiên cứu hoạt độ GGT theo phân suất tống máu ở bệnh nhân suy tim do bệnh lý van 2 lá chúng tôi nhận thấy hoạt độ GGT trung bình ở các nhóm có phân suất tống máu EF: 50 - 55%; EF: 40 - <50% và EF < 40% tương ứng là: 47,67  15,29U/L; 49,75  10,77U/L và 57,15  8,54U/L. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức phân suất tống máu EF với hoạt độ GGT trong nhóm bệnh nhân suy tim nghiên cứu (p < 0,01). Như vậy, hoạt độ GGT tăng tỷ lệ thuận với mức độ giảm khả năng tống máu, khi EF < 40% hoạt độ GGT trung bình > GTBT.

Suy tim do bệnh lý van tim, trong đó có nguyên nhân từ bệnh van 2 lá là hay gặp nhất. Đây là bệnh lý hầu hết do thấp tim, tỷ lệ bệnh này còn khá phổ biến ở Việt Nam, cho dù tỷ lệ mắc bệnh này đã giảm nhiều ở các nước đã phát triển. Nguyên

nhân của bệnh van 2 lá tùy theo tuổi, đối với trẻ em và người trẻ thường là do thấp tim, ở bệnh nhân lớn tuổi nguyên nhân phức tạp hơn.

Trong nhóm bệnh nhân suy tim, hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh nhân hở van hai lá là 49,47  10,44U/L; hẹp van hai lá là 56,50  11,69U/L và hở kêt hợp hẹp van hai lá là 56,05  10,37U/L. Vậy bệnh lý hẹp 2 lá có hoạt độ GGT tăng cao hơn 2 bệnh lý van 2 lá còn lại. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các bệnh lý van hai lá khác nhau với hoạt độ GGT (p > 0,05).

Claessen Heiner và cs cũng nhận thấy hoạt độ GGT càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh van hai lá càng tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng vậy, với các bệnh lý van 2 lá như hẹp hai lá, hở hai lá, hẹp và hở hai lá hoạt độ GGT đều cao trên ngưỡng bình thường [33].

Những nghiên cứu gần đây [33], [70] đã chỉ ra rằng, hoạt độ GGT huyết thanh và Bilirubin toàn phần là dấu hiệu đánh giá và tiên lượng tình trạng bệnh suy tim mạn. Nghiên cứu của Ess M và cộng sự năm 2010, nghiên cứu trên 1032 bệnh nhân suy tim mạn, trong đó phân độ suy tim theo NYHA với suy tim độ I: 25%, độ II: 46%, độ III và IV: 29%, phân suất tống máu thất trái trung bình LV-EF: 28%. Sau đó được theo dõi trong thời gian là 36 tháng, số bệnh nhân còn lại đủ chuẩn nghiên cứu là 1002 bệnh nhân. Nghiên cứu thu nhận những kết quả tỷ lệ bệnh nhân có mức hoạt độ GGT > giá trị bình thường ở bệnh nhân suy tim NYHA I, II, III và IV là: 23,1%; 25,0%; 15,4% và 13,4%. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức hoạt độ GGT và phân độ NYHA (p > 0,05) [92].

4.2.5. Mối tương quan giữa GGT với mức độ suy tim

Các nhà lâm sàng đã từng bước sử dụng xét nghiệm hoạt độ GGT như một yếu tố chỉ điểm và chỉ tiến hành siêu âm tim đối với những trường hợp có hoạt độ GGT huyết thanh tăng để kiểm soát rối loạn chức năng thất trái. Nếu so sánh giữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase ở bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)