Bảng 3.15. Hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh và nhóm chứng Thông số Nhóm bệnh (n = 52) Nhóm chứng (n = 84) GGT (U/L) 52,36 11,05 23,63 9,31 p < 0,01 Nhận xét:
Hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh là 52,36 11,05U/L tăng cao hơn so với hoạt độ GGT trung bình ở nhóm chứng là 23,63 9,31U/L.
Có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 của hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh nhân có suy tim do bệnh lý van hai lá so với hoạt độ GGT trung bình ở nhóm chứng.
3.3.2. Hoạt độ GGT theo nhóm tuổi ở hai nhóm
Bảng 3.16. Hoạt độ GGT theo nhóm tuổi ở nhóm bệnh và nhóm chứng
Nhóm tuổi (năm) 1. Nhóm bệnh (n = 52) 2. Nhóm chứng (n = 84) p (1&2) n (%) GGT (U/L) n (%) GGT (U/L) a) ≤ 40 tuổi 18 (34,6) 51,03 11,17 18 (21,4) 24,83 8,80 < 0,01 b) > 40 tuổi 34 (65,4) 53,06 11,08 66 (78,6) 23,30 9,48 < 0,01 Tổng 52 (100) 52,36 11,05 84 (100) 23,63 9,31 < 0,01 p (a&b) 0,534 0,540 - Nhận xét:
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hoạt độ GGT theo từng nhóm tuổi ở nhóm bệnh và nhóm chứng (p < 0,01). Nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa về hoạt độ GGT giữa các nhóm tuổi trong nhóm bệnh và nhóm chứng (p>0,05).
3.3.3. Hoạt độ GGT theo giới tính ở nhóm bệnh và nhóm chứng
Bảng 3.17. Hoạt độ GGT theo giới tính ở nhóm bệnh và nhóm chứng
Nhóm nghiên cứu GGT trung bình p (1&2) 1. Nam 2. Nữ 3. Nhóm bệnh (n = 52) 55,31 9,94 49,16 11,49 0,044 4. Nhóm chứng (n = 84) 24,83 10,95 22,18 6,68 0,197 Chung (n = 136) 36,10 18,17 32,89 15,96 0,274 p (3&4) < 0,01 < 0,01 - Nhận xét:
Hoạt độ GGT trung bình ở nam giới nhóm bệnh là 55,31 9,94U/L, nữ là 49,56 9,57U/L tăng cao hơn so với hoạt độ GGT trung bình ở nam giới nhóm chứng là 24,83 10,95U/L; nữ là 22,18 6,68U/L. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh và chứng về hoạt độ GGT trung bình theo giới (p < 0,01).
3.3.4. Hoạt độ GGT theo giá trị ngưỡng ở nhóm bệnh và chứng
Bảng 3.18. Hoạt độ GGT theo giá trị ngưỡng ở nhóm bệnh và chứng
Nhóm nghiên cứu Nam (GGT > GTBT) Nữ (GGT > GTBT) p Có Không Có Không Nhóm bệnh (n = 52) 19 (70,4%) 08 (29,6%) 24 (96,0%) 01 (04,0%) 0,015 Nhóm chứng (n =84) 04 (08,7%) 42 (91,3%) 04 (10,5%) 34 (89,5%) 0,776 p < 0,01 < 0,01 - Nhận xét:
Trong nhóm bệnh, ở giới nam tỷ lệ bệnh nhân có hoạt độ GGT > GTBT chiếm 30,8% và ở giới nữ tỷ lệ bệnh nhân có hoạt độ GGT > GTBT chiếm 46,2%; trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân nam có hoạt độ GGT < GTBT chỉ chiếm 21,2% và nữ chỉ chiếm 1,9%.
Biểu đồ 3.5. Hoạt độ GGT theo giá trị ngưỡng ở nhóm bệnh nhân suy tim
Nhận xét:
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức hoạt độ GGT trên và dưới giá trị bình thường của giới nam và nữ trong nhóm nghiên cứu (p < 0,01).
3.3.5. Hoạt độ GGT theo nhóm tuổi ở bệnh nhân suy tim
Bảng 3.19. Hoạt độ GGT theo nhóm tuổi ở bệnh nhân suy tim
Nhóm tuổi n Tỷ lệ Hoạt độ GGT (U/L) p
≤ 40 tuổi 18 34,6% 51,03 11,17
0,534
> 40 tuổi 34 65,4% 53,06 11,08
Chung 52 100,0% 52,36 11,05
Nhận xét:
Trong nhóm bệnh nhân suy tim, hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh nhân có nhóm tuổi từ ≤ 40 tuổi là 51,03 11,17U/L và nhóm tuổi > 40 tuổi là 53,06 11,08U/L. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá có độ tuổi từ ≤ 40 tuổi chiếm 34,6% và độ tuổi > 40 là 65,4%.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hoạt độ GGT của các nhóm tuổi (p > 0,05).
3.3.6. Hoạt độ GGT theo phân suất tống máu ở bệnh nhân suy tim
Bảng 3.20. Hoạt độ GGT theo phân suất tống máu ở bệnh nhân suy tim
Phân nhóm
Phân suất tống máu EF%
Hoạt độ GGT trung bình
(U/L) p EF: 50 - 55% (n = 6) 47,67 15,29 0,040 EF: 40 - <50% (n = 26) 49,75 10,77 EF: < 40% (n = 20) 57,15 8,54 Chung (n = 52) 52,36 11,05 - Nhận xét:
Trong nhóm bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá, hoạt độ GGT trung bình ở các nhóm có phân suất tống máu EF: 50 - 55%; EF: 40 - <50% và EF < 40% tương ứng là: 47,67 15,29U/L; 49,75 10,77U/L và 57,15 8,54U/L.
Biểu đồ 3.6. Hoạt độ GGT theo mức phân suất tống máu ở nhóm bệnh
Nhận xét:
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức phân suất tống máu EF với hoạt độ GGT trong nhóm bệnh nhân suy tim (p < 0,01).
3.3.7. Hoạt độ GGT theo bệnh lý van hai lá ở bệnh nhân suy tim
Bảng 3.21. Hoạt độ GGT theo bệnh lý van hai lá ở bệnh nhân suy tim
Bệnh lý van 2 lá n Tỷ lệ Hoạt độ GGT (U/L) p
Hở van hai lá 30 57,7% 49,47 10,44 0,086 Hẹp van hai lá 12 23,1% 56,50 11,69 Hở và hẹp van hai lá 10 19,2% 56,05 10,37 Chung 52 100,0% 52,36 11,05 - Nhận xét:
Trong nhóm bệnh nhân suy tim, hoạt độ GGT trung bình ở nhóm bệnh nhân hở van hai lá là 49,47 10,44U/L; hẹp van hai lá là 56,50 11,69U/L và hở kêt hợp hẹp van hai lá là 56,05 10,37U/L.
Biểu đồ 3.7. Hoạt độ GGT theo bệnh lý van hai lá ở nhóm bệnh
Nhận xét:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các bệnh lý van hai lá khác nhau với hoạt độ GGT (p > 0,05).
3.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GGT VỚI MỨC ĐỘ SUY TIM 3.4.1. Liên quan giữa hoạt độ GGT và phân độ suy tim NYHA
Bảng 3.22. Liên quan giữa hoạt độ GGT và phân độ suy tim NYHA
Phân độ suy tim
NYHA n % Hoạt độ GGT (U/L) p
NYHA I 14 26,9% 48,07 13,33 0,018 NYHA II 18 34,6% 50,36 10,12 NYHA III 12 23,1% 54,92 7,59 NYHA IV 08 15,4% 60,50 9,28 Chung 52 100,0% 52,36 11,05 - Nhận xét:
Hoạt độ GGT trung bình ở các phân độ suy tim NYHA I, II, III và IV là: 48,07 13,33U/L; 50,36 10,12U/L; 54,92 7,59U/L và 60,50 9,28U/L. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa hoạt độ GGT trung và phân độ suy tim NYHA.
Biểu đồ 3.8. Liên quan giữa hoạt độ GGT ở nam và nữ với phân độ suy tim
Nhận xét:
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa hoạt độ GGT trung bình ở giới nam cũng như giới nữ với các phân độ suy tim NYHA.
3.4.2. Liên quan giữa mức hoạt độ GGT và phân độ suy tim NYHA
Bảng 3.23. Liên quan giữa mức hoạt độ GGT và phân độ suy tim NYHA
Phân độ suy tim
NYHA
Hoạt độ GGT > Giá trị BT (U/L)
p Có Không NYHA I (n = 14) 12 (23,1%) 02 (03,8%) 0,464 NYHA II (n = 18) 14 (26,9%) 04 (07,7%) NYHA III (n = 12) 09 (17,3%) 03 (05,8%) NYHA IV (n = 08) 08 (15,4%) 00 (00,0%) Chung (n = 52) 43 (82,7%) 09 (17,3%) < 0,01 Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân có mức hoạt độ GGT trên giá trị bình thường ở bệnh nhân suy tim NYHA I, II, III và IV là: 23,1%; 26,9%; 17,3% và 15,4%. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức hoạt độ GGT và phân độ NYHA (p > 0,05).
3.4.3. Liên quan giữa hoạt độ GGT và phân suất tống máu EF
Bảng 3.24. Liên quan giữa hoạt độ GGT và phân suất tống máu EF
Phân suất tống máu EF
(%) n % Hoạt độ GGT (U/L) p EF: 50 - 55 06 11,5% 47,67 15,29 0,040 EF: 40 - <50 26 50,0% 49,75 10,77 EF: < 40 20 38,5% 57,15 8,54 Chung 52 100,0% 52,36 11,05 - Nhận xét:
Trong nhóm bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá, hoạt độ GGT trung bình ở các nhóm có phân suất tống máu EF: 50 - 55%; EF: 40 - 49% và EF < 40% tương ứng là: 47,67 15,29U/L; 49,75 10,77U/L và 57,15 8,54U/L. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hoạt độ GGT và phân suất tống máu EF% (p < 0,05).
3.4.4. Tương quan giữa hoạt độ GGT và phân suất tống máu EF
Bảng 3.25. Tương quan giữa hoạt độ GGT và phân suất tống máu EF
Tương quan EF (%) Hoạt độ GGT (U/L) r - 0,350 n 52 p 0,011 Nhận xét:
Có mối tương quan nghịch mức độ trung bình có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa hoạt độ GGT và phân suất tống máu EF.
Phương trình hồi quy tuyến tính y = -0,274x + 54,994 Hệ số tương quan r = - 0,350 và R2 = 0,123
Mẫu nghiên cứu với n = 52 và p = 0,011
10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 20 30 40 50 60 70 80 Hoạt độ GGT (U/L)
Phân suất tống máu EF%
y = - 0,274x + 54,994 r = - 0,350
p = 0,011 n = 52
3.4.5. Mối tương quan giữa hoạt độ GGT với tuổi
Bảng 3.26. Tương quan giữa hoạt độ GGT với tuổi
Tương quan Tuổi (năm)
Hoạt độ GGT (U/L)
r 0,094
n 52
p 0,508
Nhận xét:
Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hoạt độ GGT huyết thanh với tuổi, p > 0,05.
Phương trình hồi quy tuyến tính y = 0,034x + 41,195 Hệ số tương quan r = 0,094 và R2 = 0,009
Mẫu nghiên cứu với n = 52 và p = 0,508.
3.4.6. Mối liên quan giữa hoạt độ GGT huyết thanh với giới
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa hoạt độ GGT huyết thanh với giới
Giới tính n (%) Hoạt độ GGT (U/L) p Nam 27 (51,9%) 55,31 9,94 0,044 Nữ 25 (48,1%) 49,16 11,49 Chung 52 (100,0%) 52,36 11,05 Nhận xét:
Hoạt độ GGT trung bình ở nam giới của nhóm bệnh là 55,31 9,94U/L có cao hơn so với nữ giới là 49,16 11,49U/L.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hoạt độ GGT và giới tính với p < 0,05.
3.4.7. Liên quan giữa GGT với thời gian bị suy tim
Bảng 3.28. Tỷ suất chênh giữa mức độ ngưỡng GGT với thời gian suy tim
Thời gian suy tim
Hoạt độ GGT huyết thanh
p OR (CI 95%) GGT > GTBT GGT ≤ GTBT < 5 năm 16 (37,2%) 07 (77,8%) 0,026 5,90 (1,09 - 31,96) ≥ 5 năm 27 (62,8%) 02 (22,2%) Nhận xét:
Tỷ suất chênh giữa mức độ GGT với thời gian suy tim là 5,90 (95% CI, 1,09 - 31,96).
Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân có thời gian bị suy tim ≥ 5 năm có nguy cơ tăng hoạt độ GGT trên ngưỡng giá trị bình thường gấp 5,9 lần so với những bệnh nhân có thời gian bị suy tim < 5 năm (p < 0,05).
Chương 4 BÀN LUẬN
Ngày nay có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase (GGT) huyết thanh có thể được coi là một dấu ấn sinh học giúp tiên đoán nguy cơ suy tim. Đây là phương tiện chẩn đoán đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả nhanh chóng, có thể làm ở bất cứ cơ sở y tế nào ngay cả tuyến địa phương và tương đối rẻ tiền. Ðứng về góc độ giá trị thực tiễn, GGT có thể xem như yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân suy tim. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà xu hướng chung là hạn chế các thăm dò xâm nhập, tốn kém thì đây là một thăm dò rất có giá trị được chọn lựa đầu tiên để đánh giá các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân [26], [36], [70].
Chúng tôi bàn luận các kết quả thu nhận được theo mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu, khảo sát và so sánh hoạt độ GGT ở bệnh nhân có suy tim và không có suy tim, đánh giá sự khác biệt về hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh ở bệnh nhân theo nguyên nhân, giai đoạn lâm sàng và mức độ nặng ở bệnh nhân suy tim. Bàn luận sự tương quan giữa hoạt độ GGT với giai đoạn lâm sàng, mức độ suy tim và phân số tống máu EF trên siêu âm tim theo từng chi tiết chỉ mục sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Phân bố theo tuổi và nhóm tuổi 4.1.1. Phân bố theo tuổi và nhóm tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 136 bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Nội tim mạch, Nội tổng hợp và khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 01/03/2012 đến 30/5/2013 và được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm bệnh: gồm khoảng 52 bệnh nhân được chẩn đoán có bệnh lý van hai lá: hở van hai lá, hẹp van hai lá hoặc hở và hẹp van hai lá, có các dấu hiệu suy tim trên lâm sàng (theo tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của Framingham như: khó thở, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi...) được chẩn đoán là suy tim đều được làm siêu âm tim nhằm xác định nguyên nhân suy tim (bệnh cơ tim, van tim...) và đánh giá chức năng tâm thu thất trái. Nếu phân số tống máu EF trên siêu âm 2 bình diện ≤ 55% thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là suy tim và đưa vào nghiên cứu.
- Nhóm chứng: gồm khoảng 84 bệnh nhân không suy tim, không có dấu hiệu suy tim trên lâm sàng đồng thời phân số tống máu EF trên siêu âm nằm trong giới hạn bình thường (EF ≥ 56%), có cùng độ tuổi với những bệnh nhân nhóm bệnh được đưa vào nhóm chứng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi các đối tượng nghiên cứu có tuổi nhỏ nhất là 37 tuổi và lớn nhất là 56 tuổi, tuổi trung bình chung là 43,20 3,50 tuổi. Trong đó tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá là 42,96
3,97 tuổi và tuổi trung bình của nhóm chứng là 43,35 3,19 tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 giữa tuổi trung bình của nhóm bệnh so với nhóm chứng hay nói cách khác, có sự tương đồng về tuổi giữa nhóm bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá và nhóm bệnh nhân nhóm chứng. Chính điều này sẽ giúp cho chúng ta có sự khách quan cũng như độ tin cậy cao hơn trong việc so sánh hoạt độ GGT giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.
Một số nghiên cứu khác cũng nghiên cứu hoạt độ GGT trên bệnh nhân suy tim như của tác giả khác như Poelzl Gerhard và cộng sự có tuổi trung bình là 59,7
13,1 tuổi [70], hay của Wannamethee S. Goya [88] tuổi trung bình là 68,4 5,29 [90], thì tuổi trung bình của chúng tôi có thấp hơn so với Poelzl Gerhard và Wannamethee S. Goya, điều này cũng có thể lý giải vì đối tượng nghiên cứu của mỗi nghiên cứu có khác nhau và chủng tộc nghiên cứu cũng khác nhau [70], [90].
Chúng tôi phân các đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm tuổi: ≤ 40 và > 40 tuổi. Sở dĩ chúng tôi phân thành hai nhóm tuổi và lấy mốc trên dưới 43 tuổi làm tuổi phân cách là vì trong các nghiên cứu trong nước nghiên cứu về suy tim do bệnh lý van hai lá có tuổi trung bình thường hay gặp là tư 40-45 tuổi, mặt khác ở điểm phân tách nhóm 43 tuổi này chúng tôi mới có sự tương đồng về nhóm tuổi giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng. Kết quả chúng tôi ghi nhận, trong nhóm bệnh nhân suy tim nhóm tuổi ≤ 40 tuổi tỷ lệ bệnh nhân chiếm ưu thế đến 34,6% so với nhóm tuổi trên 43 là 65,4%; tương tự trong nhóm chứng tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm tuổi ≤ 40 tuổi chiếm 21,4% nhiều hơn so với nhóm tuổi > 40 tuổi là 78,6%. Nghiên cứu của Lê Văn Minh, Huỳnh Văn Minh trên 42 bệnh nhân hẹp van hai lá đơn thuần có độ tuổi
trung bình chung 37,3 11,5 tuổi; tác giả Phạm Mạnh Hùng và cộng sự cũng nghiên cứu trên bệnh nhân có bệnh lý van hai lá có tuổi trung bình là 38,79 10,91 tuổi. Như chúng ta biết hẹp van hai lá nguyên nhân chủ yếu là do di chứng thấp tim, lứa tuổi thường gặp là thanh thiếu niên vả người trẻ. Tuổi trung bình của những nghiên cứu này có thấp hơn đáng kể so với tuổi trung bình nhóm nghiên cứu của chúng tôi có lẽ do mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ và không khảo sát nguyên nhân hẹp van hai lá cũng như các đối tượng bao gồm cả hẹp van, hở van và hẹp lẫn hở van hai lá [20], [25].
4.1.2. Phân bố theo giới của hai nhóm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam giới ở nhóm bệnh chiếm 34,6% thấp hơn không đáng kể so với tỷ lệ nam giới của nhóm chứng là 54,8%; tỷ lệ nữ