Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase ở bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá (Trang 76)

4.1.1. Phân bố theo tuổi và nhóm tuổi

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 136 bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Nội tim mạch, Nội tổng hợp và khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 01/03/2012 đến 30/5/2013 và được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm bệnh: gồm khoảng 52 bệnh nhân được chẩn đoán có bệnh lý van hai lá: hở van hai lá, hẹp van hai lá hoặc hở và hẹp van hai lá, có các dấu hiệu suy tim trên lâm sàng (theo tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của Framingham như: khó thở, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi...) được chẩn đoán là suy tim đều được làm siêu âm tim nhằm xác định nguyên nhân suy tim (bệnh cơ tim, van tim...) và đánh giá chức năng tâm thu thất trái. Nếu phân số tống máu EF trên siêu âm 2 bình diện ≤ 55% thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là suy tim và đưa vào nghiên cứu.

- Nhóm chứng: gồm khoảng 84 bệnh nhân không suy tim, không có dấu hiệu suy tim trên lâm sàng đồng thời phân số tống máu EF trên siêu âm nằm trong giới hạn bình thường (EF ≥ 56%), có cùng độ tuổi với những bệnh nhân nhóm bệnh được đưa vào nhóm chứng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi các đối tượng nghiên cứu có tuổi nhỏ nhất là 37 tuổi và lớn nhất là 56 tuổi, tuổi trung bình chung là 43,20  3,50 tuổi. Trong đó tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá là 42,96 

3,97 tuổi và tuổi trung bình của nhóm chứng là 43,35  3,19 tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 giữa tuổi trung bình của nhóm bệnh so với nhóm chứng hay nói cách khác, có sự tương đồng về tuổi giữa nhóm bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá và nhóm bệnh nhân nhóm chứng. Chính điều này sẽ giúp cho chúng ta có sự khách quan cũng như độ tin cậy cao hơn trong việc so sánh hoạt độ GGT giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.

Một số nghiên cứu khác cũng nghiên cứu hoạt độ GGT trên bệnh nhân suy tim như của tác giả khác như Poelzl Gerhard và cộng sự có tuổi trung bình là 59,7 

13,1 tuổi [70], hay của Wannamethee S. Goya [88] tuổi trung bình là 68,4  5,29 [90], thì tuổi trung bình của chúng tôi có thấp hơn so với Poelzl Gerhard và Wannamethee S. Goya, điều này cũng có thể lý giải vì đối tượng nghiên cứu của mỗi nghiên cứu có khác nhau và chủng tộc nghiên cứu cũng khác nhau [70], [90].

Chúng tôi phân các đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm tuổi: ≤ 40 và > 40 tuổi. Sở dĩ chúng tôi phân thành hai nhóm tuổi và lấy mốc trên dưới 43 tuổi làm tuổi phân cách là vì trong các nghiên cứu trong nước nghiên cứu về suy tim do bệnh lý van hai lá có tuổi trung bình thường hay gặp là tư 40-45 tuổi, mặt khác ở điểm phân tách nhóm 43 tuổi này chúng tôi mới có sự tương đồng về nhóm tuổi giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng. Kết quả chúng tôi ghi nhận, trong nhóm bệnh nhân suy tim nhóm tuổi ≤ 40 tuổi tỷ lệ bệnh nhân chiếm ưu thế đến 34,6% so với nhóm tuổi trên 43 là 65,4%; tương tự trong nhóm chứng tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm tuổi ≤ 40 tuổi chiếm 21,4% nhiều hơn so với nhóm tuổi > 40 tuổi là 78,6%. Nghiên cứu của Lê Văn Minh, Huỳnh Văn Minh trên 42 bệnh nhân hẹp van hai lá đơn thuần có độ tuổi

trung bình chung 37,3  11,5 tuổi; tác giả Phạm Mạnh Hùng và cộng sự cũng nghiên cứu trên bệnh nhân có bệnh lý van hai lá có tuổi trung bình là 38,79  10,91 tuổi. Như chúng ta biết hẹp van hai lá nguyên nhân chủ yếu là do di chứng thấp tim, lứa tuổi thường gặp là thanh thiếu niên vả người trẻ. Tuổi trung bình của những nghiên cứu này có thấp hơn đáng kể so với tuổi trung bình nhóm nghiên cứu của chúng tôi có lẽ do mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ và không khảo sát nguyên nhân hẹp van hai lá cũng như các đối tượng bao gồm cả hẹp van, hở van và hẹp lẫn hở van hai lá [20], [25].

4.1.2. Phân bố theo giới của hai nhóm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam giới ở nhóm bệnh chiếm 34,6% thấp hơn không đáng kể so với tỷ lệ nam giới của nhóm chứng là 54,8%; tỷ lệ nữ giới ở nhóm bệnh chiếm 65,4% cao hơn không đáng kể so với tỷ lệ nữ giới của nhóm chứng là 45,2%. Hay nói cách khác, tỷ lệ nam/nữ của nhóm bệnh là 1,08/1 so với tỷ lệ nam/nữ của nhóm chứng là 1,21/1. Vì vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 giữa giới tính ở nhóm bệnh nhân có suy tim so với giới tính ở nhóm chứng không có suy tim, điều này giúp ta khi so sánh hoạt độ GGT huyết thanh của nhóm bệnh và nhóm chứng đã có sự tương đồng về giới cũng như về tuổi. Tuổi, giới là 2 yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính mà giá trị hoạt độ GGT có thể thay đổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tổn thương van hai lá ở nữ nhiều hơn nam giới trong bệnh thấp tim; trong khi đó thì sự tổn thương van động mạch chủ ở nam do thấp tim lại cao hơn ở nữ [20], [30].

Nghiên cứu của Dhingra Ravi và cộng sự năm 2010 [36] nghiên cứu hoạt độ GGT huyết thanh trên những bệnh nhân suy tim cũng có tỷ lệ nam/nữ = 0,93/1 khác không đáng kể so với nghiên cứu chúng tôi.

Khác với nghiên cứu của Demircan Sabri và cộng sự năm 2009 [35], nghiên cứu hoạt độ GGT trên bệnh nhân có và không có suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ, có tỷ lệ nam/nữ = 2,4/1, có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có khác so với đối tượng nghiên cứu này.

Theo ngưỡng giá trị bình thường của hoạt độ GGT thì giá trị bình thường của nam bình thường ≤ 50U/L có cao hơn so với nữ có giá trị bình thường là ≤ 32U/L. Chính ngưỡng giá trị bình thường này cũng cho chúng ta thấy hoạt độ GGT bình thường của nam cao hơn nữ giới.

4.1.3. Phân bố theo chỉ số nhân trắc của hai nhóm

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng về các chỉ số nhân trắc như cân nặng, chiều cao, vòng bụng, chỉ số khối cơ thể và diện tích da, nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về chỉ số nhân trắc giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Cụ thể, kết quả giá trị trung bình của cân nặng, chiều cao, vòng bụng, chỉ số khối cơ thể và diện tích da của nhóm bệnh là: 55,42  7,73kg, 156,76 

6,56cm, 85,96  9,96cm, 22,52  2,65kg/m2 và 1,55  0,13m2; của nhóm chứng là: 56,94  6,89kg, 157,72  6,87cm, 83,88  8,46cm, 22,86  2,15kg/m2 và 1,58 

0,13m2.

GGT không đặc hiệu cho giới, tuy nhiên GGT huyết thanh ở nam cao hơn nữ, trị số GGT bình thường ở nam (11-50U/L-37oC), nữ (7-32U/L-37oC), người già hơi cao hơn [19], [48]. GGT là một chỉ số được sử dụng rộng rãi trong phản ứng gan là dấu ấn đánh giá mức tiêu thụ rượu, Katri Puukka và cộng sự, Đại học Tampere ở Phần Lan cũng đã ghi nhận béo phì cũng làm tăng cao GGT huyết thanh hoạt động [92]. Tuy nhiên mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI), giới tính, tiêu thụ rượu và tình trạng hoạt động GGT huyết thanh trong bối cảnh này vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu giá trị GGT ở 2490 người (1184 nam và 1306 nữ), những đối tượng này không có sử dụng rượu (kiêng) hoặc 1-40 g tiêu thụ ethanol mỗi ngày (uống rượu vừa phải). Mẫu nghiên cứu cũng đã được phân loại trên cơ sở chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 19 kg/m2 (thiếu cân); 19 kg/m2 hoặc nhiều hơn và ít hơn 25 kg/m2 (trọng lượng bình thường), 25 kg/m2 hoặc nhiều hơn và ít hơn 30 kg/m2 (thừa cân), và 30 kg/m2 hoặc nhiều hơn (béo phì). Kết quả: giới tính (p < 0,0001), thói quen uống rượu (p < 0,01), và BMI (p < 0,001) ảnh hưởng đáng kể hoạt động GGT huyết thanh, có giá trị cao hơn ở những người đàn ông hơn phụ nữ và những người có BMI cao hơn. Mức GGT cao nhất xảy ra ở những người uống vừa phải kết hợp với thừa cân hoặc béo phì. Có một tương quan tích cực giữa GGT và BMI (p <

0,0001), mạnh mẽ hơn cho những người đàn ông (r = 0,24) hơn so với phụ nữ (r = 0,15, p < 0,05 cho sự khác biệt giữa tương quan) [37].

Trong nghiên cứu của chúng tôi các chỉ số nhân trắc đa số trong giới hạn bình thường, điều này khác với đặc điểm bệnh nhân của các tác giả nước ngoài như: Alvarez Alicia M hay Dhingra Ravi, các chỉ số cân nặng, chiều cao và do đó BMI và BSA cũng gia tăng theo [26], [36]. Kết quả tương tự cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số khối cơ thể BMI và diện tích da BSA giữa nhóm bệnh nhân suy tim với nhóm bệnh nhân không suy tim.

4.1.4. Đặc điểm lâm sàng của hai nhóm

4.1.4.1. Tần số tim

Nghiên cứu của chúng tôi về các yếu tố: tần số tim trung bình ở nhóm bệnh nhân suy tim là 79,58  14,19 lần/phút; nhóm bệnh nhân không suy tim là 75,50 

9,02 lần/phút (p > 0,05). Tần số tim của nhóm bệnh thấp nhất là 58 lần/phút, cao nhất là 140 lần/phút, tần số tim trung bình của hai nhóm là 77,06  11,41 lần /phút. So với thông số tần số tim trung bình của người Việt Nam là cao hơn có ý nghĩa thống kê. So với Poelzl Gerhard và cộng sự cũng trên đối tượng suy tim có tần số tim trung bình là 76,3  16,7nhịp/phút [70], thì không có sự khác biệt có ý nghĩa.

Do mục đích nghiên cứu, nên đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân suy tim không có bị rối loạn nhịp, tất cả đều là nhịp xoang bình thường với nhịp trung bình là 79,58  14,19 lần/phút không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 so với nhóm chứng là 75,50  9,02 lần/phút. Ðiều này tương tự như một số tác giả khác, nhịp tim trong nghiên cứu của Gabriel B. Habib là 72 

12lần/phút, và của Wachtell. K là 67,6  12lần/phút [58]. Nhịp tim trong nhóm THA không có dày thất trái là 79,08  7,83lần/phút và có dày thất trái là 78,31 

7,75lần/phút cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

4.1.4.2. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào bảng nghiên cứu của chúng tôi nhóm suy tim có phân suất tống máu giảm có huyết áp tâm thu trung bình 125,48  15,05 mmHg và huyết áp tâm trương

trung bình là 76,73  8,56 mmHg so với nhóm chứng có huyết áp tâm thu trung bình 123,10  9,18 mmHg và huyết áp tâm trương trung bình là 78,69  4,33 mmHg. Kiểm định thống kê cho thấy hai nhóm có mức huyết áp tương tự với p > 0,05. Trị số hụyết áp này cũng tương đương với các đối tượng suy tim của các nghiên cứu khác như của N.p Nikitin và cộng sự (n= 85), có HA tâm thu là 133 

22 mmHg và HA tâm trương là 81  13 mmHg [62], của C-H Huang và cộng sự (n= 92), có HA tâm thu là 135,9  34,2 mmHg, và HA tâm trương là 88  15,1 mmHg [58].

Gamma Glutamyl Transferase (GGT) có liên quan với tăng huyết áp, tuy nhiên bản chất của sự liên quan này vẫn còn chưa rõ ràng [51], [52]. GGT là một dấu ấn của chứng nghiện rượu, nhưng nó cũng liên quan đến sự xâm nhập của chất béo trong gan (gan nhiễm mỡ). Sự liên kết giữa GGT và tăng huyết áp đã được kiểm tra trong một cuộc điều tra theo dõi dọc 6 năm trên 1455 nam giới và phụ nữ. Biến cơ bản bao gồm GGT huyết thanh, huyết áp, và các biện pháp nhân trắc khác.

Sự cố tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp ≥ 140/90 hoặc dùng thuốc hạ huyết áp trong lần khám tiếp theo. Để loại bỏ các cá nhân có bệnh lý gan tiềm ẩn, phân tích chỉ tập trung vào những đối tượng với GGT trong phạm vi bình thường. Người tham gia được chia thành nhóm ngũ phân vị (Q) dựa trên mức độ GGT cơ bản của họ. Nhiều phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy tỉ số chênh (độ tin cậy 95%) đã tiết lộ một sự tương quan đáng kể của GGT với sự cố tăng huyết áp [OR = 2,1 (1,1-4,0) Q5 so với Q1] [51].

Trong phân tích phân nhóm, GGT và tăng huyết áp liên quan có ý nghĩa kể cả nhóm người uống rượu và không uống rượu. Những phát hiện này cho thấy sự liên quan giữa GGT và tăng huyết áp không chỉ được gây ra bởi sự tiêu thụ rượu mà chỉ ra rằng GGT huyết thanh vẫn tăng ở những đối tượng bình thường không uống rượu. Bên cạnh đó cũng ghi nhận tăng huyết áp có mối liên quan với sự tăng chất béo trung tâm, gan nhiễm mỡ có thể đại diện cho cơ chế quan trọng cơ bản cho mối tương quan này [51], [52].

4.1.4.3. HC, HCT và HGB

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cận lâm sàng như HC, HCT và HGB của nhóm bệnh nhân suy tim lần lượt có nồng độ trung bình là 4,30 

0,59M/uL, 39,98  5,98% và 12,81  1,59g/dl tương đương với nhóm chứng với các gia trị là 4,35  0,43M/uL, 41,11  4,22% và 12,97  1,15g/dl. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 giữa nhóm bệnh với nhóm chứng về các thông số huyết học như HC, HCT và HGB.

4.1.4.4. Glucose máu

Glucose máu lúc đói trung bình trong nhóm bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,36  0,79mmol/l và nhóm chứng là 5,28  0,44mmol/l, tất cả đều là Glucose máu lúc đói (bình thường < 7mmol/l). Ðây là do chúng tôi muốn loại trừ ảnh hưởng của đái tháo đường đối với chức năng tâm thu thất trái lên các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Nhiều tác giả đã nghiên cứu cho thấy đái tháo đường không những ảnh hưởng đến chức năng tâm trương thất trái mà còn ảnh hưởng cả đến chức năng tâm thu thất trái nữa. Vì thế trong phân nhóm nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa các nhóm với nhau về chỉ số glucose máu.

Hoạt độ GGT huyết thanh tăng cao bất thường ở bệnh nhân đái tháo đường đã được phát hiện ngay sau khi thử nghiệm chức năng gan, báo cáo đầu tiên đã được tóm tắt bởi Colloredo Meisinger [92]. Tỷ lệ của GGT tăng cao bất thường trong số các bệnh nhân đái tháo đường, nhưng hầu hết các nghiên cứu cho thấy người ta đã bỏ qua vấn đề này mà tập trung điều trị vấn đề chính là đái tháo đường. Một nghiên cứu tiếp theo xác nhận một tỷ lệ tăng GGT ở bệnh nhân đái tháo đường so với GGT của các nhân viên phòng thí nghiệm, và một số bệnh nhân đái tháo đường cũng đã tăng AST hoặc ALT. Họ cũng tìm thấy không có sự khác biệt tỷ lệ của GGT trong việc kiểm soát đường huyết, các phương thức điều trị (chế độ ăn uống, thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin), hoặc thời gian của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, dường như có một hiệu ứng của loại bệnh đái tháo đường đó là bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường týp 1) có hoạt độ GGT huyết tương trung bình tăng cao hơn so bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc

insulin (đái tháo đường týp 2). Tương quan thuận đáng kể giữa chỉ số khối cơ thể và GGT đã được tìm thấy trong cả hai loại bệnh nhân đái tháo đường, cũng như không có sự tương quan giữa giới tính với GGT [91].

Mối quan hệ giữa nghiệm pháp dung nạp glucose và GGT trong các đối tượng nghiên cứu không có triệu chứng đã được mô tả bởi Umeki và cộng sự [88]. Kết quả GGT bất thường và hoạt độ trung bình GGT lớn hơn đáng kể trong các đối tượng nghiên cứu với nghiệm pháp dung nạp glucose dương tính hơn so với các đối tượng nghiên cứu có nghiệm pháp dung nạp glucose bình thường. Mặt khác, kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase ở bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá (Trang 76)