Phong cách lãnh đạo chiến lược: Định hướng con ngườ

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá quy trình thực thi chiến lược của techcombank (Trang 54)

Techcombank thành công đến thời điển này là do nhiều yếu tố khách quan khác nhau nhưng chủ yếu là do Techcombank đã xây dựng được đội ngũ nhân sự lành nghề

Phần IV: Đánh giá chiến lược của ngân hàng TechcomBank:

Hiện nay tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh luôn gia tăng và biến đổi, sự thay đổi về công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội, những điểm mạnh yếu nội tại, các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bên ngoài,... là những mục tiêu thách thức đối với TechcomBank. Do vậy ngay từ đầu TechcomBank đã đề ra chiến lược để đối phó với các thách thức. Tuy nhiên, có chiến lược chưa đủ, cần phải hiện thực hóa chiến lược. Điều khiến không ít các doanh nghiệp bối rối là đề ra chiến lược rồi nhưng làm thế nào để hiện thực hóa chiến lược ấy. Điều quan trọng là chiến lược đề ra cần mang tính nhất quán với mục tiêu cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp, tính phù hợp với môi trường, tính khả thi và chiến lược cần tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vậy ta cùng tìm hiểu xem chiến lược của

TechcomBank có đáp ứng các yêu cầu trên và qúa trình thực hiện có hiệu quả hay không? I. Đối với quy trình đánh giá chiến lược tại TechcomBank:

Một chiến lược đề ra nếu muốn đáp ứng được 4 yêu cầu: Tính nhất quán, tính phù hợp, tính khả thi, tính lợi thể thì trước hêt chiến lược đề ra cần phải đo lường được vì nếu không đo lường được thì không có cách nào để quản lý, thực hiện được. Dưới đây là một số yếu tố cần đo lường mà TechcomBank đề ra:

- Tăng vốn điều lệ

- Quan hệ với nhà đầu tư.

- Hội nhập thị trường tài chính quốc tế. - Công tác quản trị ngân hàng

Tiếp đó TechcomBank xây dựng các tiêu chuẩn đối với các yếu tố cần đo lường trên rồi TechcomBank tiến hành đo lường các kết quả thực hiện được và theo như báo cáo tái chính toàn năm 2013 của TechcomBank thì NH đã đạt được các tiêu chuẩn đề ra:

- Về tăng vốn điều lệ và công tác cổ phần hóa: Năm 2013, Techcombank đã tăng vốn điều lệ từ 8.848 tỷ đồng lên 8.878 tỷ đồng, theo phương án tăng vốn điều lệ đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013. Theo đó, Techcombank đã tăng vốn điều lệ thêm 30 tỷ đồng (ba mươi tỷ đồng) từ nguồn lợi nhuận còn lại chưa phân phối bằng việc thông qua hình thức phát hành thêm 3 triệu cổ phần. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) vào thời điểm 31/12/2013 là 14.03%, cao hơn nhiều so với mức 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Về quan hệ với nhà đầu tư: TechcomBank dự kiến mức chi trả cổ tức năm 2013 ở mức cao cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, TechcomBank đặc biệt chú trọng việc công bố thông tin đối với các cơ quan quản lý và cổ đông. Các sự kiện như Đại hội đồng cổ đông, hội nghị chuyên gia phân tích... tiếp tục được duy trì và đổi mới theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn nhằm cung cấp thông tin một cách chính thức và nhanh chóng đến nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích trong và ngoài nước. TechcomBank được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có hoạt động quan hệ nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

- Về hội nhập thị trường tài chính quốc tế: năm 2013 ghi dấu TechcomBank chủ động hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế với việc triển khai chiến lược hợp tác hỗ trợ toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động, nâng uy tín, vị thế của TechcomBank lên tầm cao mới, tạo tiền đề phát triển, và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, TechcomBank cũng tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm tăng cường sự hiện diện thương hiệu TechcomBank đối với nhà đầu tư nước ngoài

• Hoàn thiện tổ chức hệ thống quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro: năm 2013,

TechcomBank đã thiết lập khung QLRR toàn diện với 3 vòng kiểm soát; xây dựng thành công khung quy định về QLRR lãi suất và thanh khoản theo thông lệ quốc tế;… • Tiếp tục đẩy mạnh nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin: năm 2013, TechcomBank đã hoàn thành giai đoạn phân tích yêu cầu dự án Thay thế coreBanking, triển khai dự án kho dữ liệu doanh nghiệp (data warehouse),…cùng nhiều chương trình quản lý và dịch vụ tiện ích khác như chương trình quản lý KPI, internet banking, thanh toán phí cầu đường tự động, thanh toán qua thiết bị di động...hệ thống CNTT tiếp tục được nâng cấp nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí kinh doanh, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động nghiệp vụ.

• Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất và công tác chăm sóc phục vụ khách hàng: nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất cũng được chú trọng nâng cấp đảm bảo khang trang, thuận tiện, năm 2013, TechcomBank tiếp tục đầu tư, nâng cấp trụ sở hoạt động của trụ sở chính, chi nhánh và các phòng giao dịch và trường đào tạo.

Như vậy có thế thấy các nhà quản trị của TechcomBank đã làm tốt công việc đánh giá chiến lược của công ty, nỗ lực thực hiện chiến lược đã đề ra một cách hiệu quả, góp phần to lớn vào việc nâng cao vị thế của TechcomBank.

Đối với việc thực hiện các nội dung trong khung đánh giá chiến lược:

Trong quá trình thực hiện chiến lược, TechcomBank luôn kết hợp kết hợp vừa thực hiện vừa xem xét các vấn đề trong chiến lược đề ra nhằm so sánh và điều chỉnh kịp thời các sai phạm, qua đó việc thực hiện chiến lược được tiến ra nhanh chóng và ổn định. Không chỉ vậy sau khi việc thực hiện chiến lược đã có kết quả, TechcomBank còn đo lường các kết quả ấy so với kết quả kỳ vọng ban đầu, kiểm tra xem có sai lệch gì với kế hoạch hay với mục tiêu của ngân hàng thông qua các tiêu chí:

- Sử dụng các chỉ số tài chính cơ bản để đánh giá, so sánh kết quả hoạt động trong nhứng khoảng thời gian khác nhau, với mức trung bình chung của ngành như: thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 30,2%, tương đương 736 tỷ đồng. Thu nhập

từ hoạt động đầu tư và kinh doanh được cải thiện đáng kể so với năm ngoái, đạt 145 tỷ đồng so với con số -311 tỷ đồng của năm 2012.Lợi nhuận trước thuế đạt 878 tỷ đồng, giảm 13,72% so với năm ngoái. Theo đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm từ 0,42% xuống còn 0,39% trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 5,58% xuống 4,47% Trong năm 2013, doanh số trên thị trường 1 đạt 20 tỷ, tăng 48% so với năm 2012, như vậy thị phần tăng từ 8,6% đầu năm lên 11% cuối năm 2013...và còn nhiều chỉ số tài chính khác cho thấy sự phát triển vượt trội của TechcomBank.

- TechcomBank còn đẩy mạnh việc nâng cao vai trò quản lý hệ thống thông tin trong ngân hàng để thực hiên các giao dịch nhanh hơn, bảo mật tốt hơn; tăng cường các hoạt động truyền thông như: Hoàn thành mục tiêu số lượng giao dịch trên kênh điện tử sẽ chiếm 15% so với tổng giao dịch toàn hệ thống, gián tiếp giúp đạt mục tiêu giảm chi phí hoạt động của ngân hàng.Phát triển dự án Fast @bank giúp khách hàng dễ dàng thuận tiện tiếp cận sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Mở rộng liên kết đối tác như điện lực, điện thoại, nước, trường học… với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu thành toán các dịch vụ thường ngày của khách hàng.

TechcomBank đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả như vậy còn nhờ ban quản trị trong quá trình thực thi chiến lược đã thực hiện một số hành động điều chỉnh hợp lý như:

- Triển khai dự án Tái cơ cấu mô hình tổ chức và nguồn nhân lực với sự tư vấn của hai công ty hàng đầu McKinsey và Ernst&Young. TechcomBank kiện toàn và thành lập các khối quản trị theo chiều dọc: Khối Bán lẻ, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân hàng Đầu tư, Khối ngân hàng Quốc tế, Khối Quản lý rủi ro, Khối công nghệ, Khối Tài chính, Khối vận hành, Khối nhân sự, Khối hỗ trợ, Khối marketing đảm bảo và đáp ứng được yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại; làm rõ vai trò quản trị chiến lược và quản trị rủi ro của Hội đồng Quản trị và vai trò điều hành của các cấp điều hành

- Xây dựng, đổi mới chính sách thu hút đãi ngộ nhân tài, chuyên gia từ các quốc gia phát triển gia nhập, cống hiến trong hệ thống TechcomBank; Đổi mới tư duy văn hóa doanh nghiệp đến từng cán bộ, người lao động lấy khách hàng là trung tâm, gắn đổi

mới với phát triển và văn hóa phòng ngừa rủi ro đến từng cán bộ, người lao động trên toàn hệ thống.

Việc thực hiện các hành động điều chỉnh như trên giúp TechcomBank hoạt động tốt hơn, gia tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng đối với các đối thủ cạnh tranh, góp phần đưa TechcomBank trở thành ngân hàng đứng đầu Việt Nam và vững vàng tiến bước vào thị trường quốc tế.

II. Giải pháp hoàn thiện:

Đối với một doanh nghiệp khi đã đạt được thành công thì công việc cần thiết và quan trọng cần làm là duy trì sự thành công ấy đồng thời tìm cách hoàn thiện hơn, phát triển hơn nữa để tiếp tục vươn tới những mục tiêu cao hơn. Đó cũng là điều cần làm đối với TechcomBank.

Để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, TechcomBank luôn cần có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, và nên tập trung ở 3 lĩnh vực:

 Phát triển nguồn nhân lực

- Định vị được vai trò của con người đối với sự thành công của doanh nghiệp

- Tiêu chuẩn hóa nguồn lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ đề xây dưng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc triển khai chiến lược

- Tiến hành cập nhật hóa, hiện đại hóa chuyên sâu đào tạo theo từng nghiệp vụ, chuyên đề nhằm giúp đội ngũ cán bộ nhân viên TechcomBank có đủ mọi trình độ, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

 Phát triển công nghệ

- Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả của đầu tư công nghệ thông tin.

- Tập trung xem xét, phê duyệt các đềán trang bị kỹ thuật cần thiết để thực hiện kết nối các modul nghiệp vụ mới với hệ thống hiện hành.

- Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển.

- Coi ứng dụng công nghệ thông tin và yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất - tích hợp - ổn định cao.

 Phát triển kênh phân phối

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý, chi nhánh ngân hàng ở các khu vực hơn nữa - Tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý đến các ngân hàng nước ngoài đến từ các nước

trong khu vực và trên thế giới

- Cần xây dựng cơ chế chăm sóc đại lý cụ thể đồng thời với việc xây dựng cơ chế quản lý đại lý chặt chẽ theo hướng chuyên nghiệp.

Kết luận

Trải qua hơn 20 năm, techcom bank đã đạt được những thành công nổi bật và nhận được các giải thưởng lowng như: năm 2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s, Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.,.... hay năm 2013 Nhận 7 giải thưởng quốc tế, trong đó nổi bật có các giải về ngân hàng quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam và Nhà tuyển dụng tốt nhất của châu Á năm 2013, và Sao Vàng Đất Việt.

Nền kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay được đánh giá vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi Techcombank cần nỗ lực chuyển các thách thức thành cơ hội tạo ra đột phá và tiếp tục chuơng trình chuyển đổi chiến lược với trọng tâm là các sáng kiến đột phá chính sẽ được triển khai đồng bộ với các cải cách về văn hóa kinh doanh và hệ thống vận hành cơ bản và nhân tố tổ chức, v.v. với mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

- Bài giảng Quản trị chiến lược, trường đại học thương mại . - Giáo trình Quản trị chiến lược, trường Kinh tế quốc dân. - http://luanvan.co/

- http://cafef.vn/

- http://tailieu.vn/

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá quy trình thực thi chiến lược của techcombank (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w