Tưỏrng tirọ*ng sản phẩm trưó*c khi làm
Khi trẻ đã có thể cầm tốt bằng hai đầu ngón tay, bạn hãy hướng dẫn trẻ dán giấy màu đã xé vào giấy vẽ tranh để tạo thành tranh xé dán. Bằng cách dán giấy màu, trẻ sẽ biết dồn lực về các đầu ngón tay, dán giấy đã xé thành hình, giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ. Cho nên, phưong pháp này không chỉ là xé giấy rồi dán mà mục đích cuối cùng là trẻ cần cân nhắc để tạo ra hình gì.
Trước tiên, bạn hãy cho trẻ chọn 3~4 màu giấy để trẻ dán cái mình thích. Vì cần dán hồ ở mặt sau nên lúc đầu hãy cho trẻ xé miếng to để dán. Sau khi bôi hồ, bạn hãy cho trẻ dán lên trên giấy vẽ. Khi trẻ dán đưực một vài bức, bạn hãy hỏi trẻ “Đây nhìn giống cái gì?". Nếu trẻ trả lòi là “con mèo”, bạn hãy khen trẻ cho dù bức tranh không giống hình con mèo. Bạn nói “cho mẹ vẽ vói” rồi vẽ con mèo, viết chữ và hoàn thành bức tranh của trẻ.
Khi trẻ vẽ hoa, bạn hãy khuyến khích: “Con hãy vẽ nhiều bông hoa lón và bông hoa nhỏ nữa đi” rồi giúp trẻ tạo thành một vườn hoa vói nhiều màu sắc và độ lớn nhỏ khác nhau.
Bằng cách xé dán, trẻ sẽ hình dung ra sản phẩm khi hoàn thành nên trí nhớ làm việc sẽ đưực rèn luyện.
GỢI M Ở MỘT CÁCH VUI VẺ
Ban đầu là cảm giác vói tranh màu
Khi trẻ chưa quen, bạn có thể vẽ một bức tranh gốc trên giấy vẽ rồi cho trẻ dán giấy màu đã xé lên đó cũng đưực. Tùy theo sở thích
Bạn hãy nói vói trẻ “Đây là cây mùa hè”, “Đây là cây táo đấy” để trẻ cân nhắc xem nên dán màu nào.
TÌM HIỂU VẾ NÃO BỘ
Điều quan trọng là lên kế hoạch từng bước một
Khi choi ta cần chuẩn bị trước dụng cụ. Không chỉ là giấy màu và giấy vẽ mà còn cần chuẩn bị cả hồ dán, giẻ ướt, giẻ khô... Việc lên kế hoạch như thế này sẽ giúp nâng cao khả năng dự đoán của trẻ. Khi trẻ choi, ta sẽ dạy cho trẻ hoàn thành từng cái một cách cẩn thận. Đê nuôi dưỡng trí tưởng tưựng cho trẻ, bạn hãy để trẻ làm ra những cái mình thích trên tờ giấy trắng.
GAP GIAY
Giúp trẻ vừ a quan sát vừ a biết về lưcm g
Trong giai đoạn trẻ vẫn chưa thể cử động đầu ngón tay một cách linh hoạt thì điều quan trọng hon cả việc trẻ gấp đưực cái gì là dạy cho trẻ vừa gấp vừa ghi nhớ đưực khái niệm lưựng tính. Bạn ngồi bên cạnh trẻ rồi nói “gấp đôi lại nhé” đồng thòi gập hai cạnh vào để tạo hình chữ nhật hay gập hai góc vào tạo thành hình tam giác. Lúc này, bạn sẽ giải thích cho trẻ “gấp đôi” có nghĩa là gấp tờ giấy hình vuông thành hai hình có độ lớn như nhau, Bạn hãy làm từ từ để trẻ xem và biết đưực khi nào cần dùng bộ phận nào của ngón tay, như khi gập cạnh vói cạnh hay góc vói góc thì cần cầm chắc, khi tạo nếp gấp thì sử dụng móng tay cái...
Nếu trẻ đã biết gấp đôi, bạn hãy cho trẻ thử gấp ba. Gấp ba sẽ dạy cho trẻ biết cách gấp tờ giấy thành ba phần bằng nhau. Bạn hãy làm mẫu cho trẻ. Đặc biệt khi gấp ba, cần ước lưựng để chia đưực thành ba phần bằng nhau nên bạn hãy cho trẻ làm đi làm lại nhiều lần. Nếu trẻ đã biết sử dụng thành thạo ngón tay, bạn hãy cùng trẻ gấp một hình đon giản nào đó.
Bạn ngồi bên cạnh trẻ vừa nói vừa gấp các hình và cách sử dụng ngón tay để trẻ bắt chước.