Thứ nhất, hoạt động của NH không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà trải rộng ra rất nhiều quốc gia, nhiều khu vực với những danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng. Trên thực tế, một số NHTM Nhà nước của Việt Nam đã và đang tìm cách mở chi nhánh của mình ở nước ngoài nhằm tăng tính chủ động trong hoạt động đồng thời tận dụng tốt thị trường tiềm năng trên thế giới. Khi đã lựa chọn phương án mở chi nhánh NH tại quốc gia khác thì phải tuân theo pháp luật hiện hành của họ, không thể chỉ giữ riêng theo luật pháp của Việt Nam.
Thứ hai, trong thời gian tới, hoạt động NH nước ngoài dự báo sẽ phát triển mạnh trên lãnh thổ Việt Nam, việc kiểm soát để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho hệ thống NH Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền là hết sức cần thiết. Nếu không có quy định luật pháp đi trước một bước thì hệ thống NH chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả có thể rất nặng nề.
Thứ ba, hòan thiện theo các chuẩn mực quốc tế sẽ giúp các NH có thể so sánh và đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất về những điểm yếu, điểm mạnh, từ đó có những biện pháp kịp thời nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống, giảm thiểu những điểm yếu và bất lợi. Điều này sẽ giúp hệ thống NH Việt Nam có thể phát triển bền vững và an toàn hơn.
Với những lý do nêu trên, việc hướng đến tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về giám sát NH, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Basel có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống NH tài chính vững mạnh, đáp ứng các điều kiện tiên quyết của quá trình gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế còn giúp chúng ta xây dựng một hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động NH vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các TCTD, đồng thời mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
3.2 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam