2.3.1 Những nguyên nhân thuộc về nội dung của Basel II
2.3.1.1 Nội dung Basel II quá phức tạp
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel (kể cả phiên bản I và II) chính là sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, hoàn toàn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc
dịch thuật chính thức nào về hiệp ước Basel bằng tiếng Việt. Vì vậy, cho dù rất nhiều chuyên gia quản lý NH muốn tiếp cận nhưng cũng rất khó khăn. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel kể cả là văn bản chính thức lẫn những văn bản bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang giấy, những thuật ngữ được sử dụng cũng thật sự không dễ hiểu, là những từ mới và từ khó. Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basle với nhiều công thức tính toán phức tạp, chưa gần gũi với tình hình thực tế trong hoạt động của hệ thống NH Việt Nam cùng là lý do để các chuyên gia chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.
Mặt khác, một trong những khó khăn đối với việc vận dụng các phương pháp của Basel II vào hệ thống NH Việt Nam chính là độ phức tạp của mỗi phương pháp. Sự phức tạp này thể hiện ở cả trong cách tính toán và vận dụng đối với phương pháp được coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất – phương pháp chuẩn thì mỗi khách hàng đến giao dịch với NH cũng phải được lưu trữ thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm khách hàng đó. Như vậy sẽ có rất nhiều hệ số rủi ro được áp dụng cho mỗi khách hàng với từng loại giao dịch khác nhau. Thực tế, mỗi NH có đến vài trăm ngàn khách hàng, mỗi khách hàng lại có vài trăm giao dịch các loại, vấn đề tính toán nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động của NH thực sự trở thành một bài toán không đơn giản.
2.3.1.2 Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn
Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam đó chính là chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Đối với các NH quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí thông qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển, nhiều NH của các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém, các NH cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp NH. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống tài chính Việt Nam. Theo ước tính, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu đ ôla Mỹ, tương đương với 160 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Trong khi đó, nếu là NH cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên đến 200 triệu đôla Mỹ, tương đương với khoảng 4.200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo nghị định 141 của Chính phủ.
Hiệp ước Basel II nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn NH hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu an toàn vốn là một trong những mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với những NH này. Vốn này nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ đối với các NH. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các NH phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel I bởi các NH phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho các NH Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị trường thấp hơn các NH quốc tế lớn bởi phạm vi hoạt động của các NH tương đối hẹp.
2.3.2. Nguyên nhân từ cơ chế TTGS NHNN
2.3.2.1 Nội dung giám sát chưa đầy đủ và toàn diện:
Mặc dù, hoạt động TTGS NH bước đầu đã có những chuyến biến tích cực về nội dung giám sát, tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ. Thực tế thì nội dung giám sát trong các quyết định của nước ta vẫn chưa đề cập đến hoạt động quản trị rủi ro trong nội bộ cũng như việc đánh giá chiến lược quản trị rủi ro của các ngân hàng. Ngoài ra, nội dung giám sát của NHNN hiện nay cũng chưa toàn diện do các nội dung giám sát chưa được tổng hợp và đánh giá tổng thể đối với toàn hệ thống NH.
2.3.2.2 Phương pháp giám sát chưa rõ ràng:
Khi số lượng NH còn ít, loại hình NH chủ yếu là NHTM nhà nước và chỉ tập trung vào các hoạt động truyền thống thì phương pháp giám sát mà NHNN thực hiện chủ yếu là thanh tra và kiểm tra tính tuân thủ của các NHTM đối với các quy định pháp lý về hoạt động NH thông qua các đoàn thanh tra trực tiếp đến NH. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay tỏ ra không còn hiệu quả đối với một hệ thống NH đã gia tăng cả về số lượng, quy mô và loại hình. Việc xác định một phương pháp giám sát phù hợp đang được đặt ra đối với NHNN và vẫn chưa có quyết định chính thức về phương pháp giám sát của NHNN trong thời gian tới. Điều này cũng gây ra hạn chế đối với việc xác định nội dung giám sát vì nội dung giám sát cần được xây dựng phù hợp với phương pháp giám sát của NHNN.
2.3.2.3 Tổ chức giám sát chưa có sự phối hợp chặt chẽ:
NHNN đã tổ chức bộ phận TTGS với hai chức năng chính là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện giám sát là theo hai cấp gồm: Thanh tra NHNN và Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Tại Thanh tra NHNN, thành lập
Phòng Giám sát phân tích chuyên thực hiện công tác giám sát từ xa. Tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, công tác giám sát từ xa chủ yếu là kiêm nhiệm. Tổ chức công tác giám sát theo hai cấp, thực hiện giám sát đối với cả các chi nhánh của TCTD là không phù hợp do các chi nhánh của TCTD không phải là đơn vị hạch toán độc lập, các chỉ số tuân theo Luật ngân hàng không áp dụng đối với chi nhánh, kết quả hoạt động ở các chi nhánh chịu sự điều hành của NH mẹ.
2.3.2.4 Quy trình giám sát chưa thống nhất:
Quy trình giám sát của NHNN chưa tạo được sự phối hợp giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, các bước trong quy trình vẫn chỉ chú trọng đến hoạt động thanh tra tại chỗ và cụ thể đối với các NHTM mà chưa xây dựng được các báo cáo tổng thể mang tính cảnh báo trong hoạt động của NHTM.
2.3.2.5 Trình độ cán bộ giám sát chưa chuyên nghiệp:
Các cán bộ TTGS của NHNN chủ yếu được đào tạo các nghiệp vụ thanh tra tại chỗ, do giai đoạn trước yêu cầu của thanh tra là thanh tra tính tuân thủ của các NHTM. Do vậy, các kiến thức chuyên môn về hoạt động giám sát từ xa liên quan đến tổng hợp phân tích dữ liệu tổng thể, dự đoán và cảnh báo tình hình chưa được phổ biến.
2.3.2.6 Chế độ thông tin báo cáo còn thiếu và chưa đầy đủ:
Thông tin từ trước đến nay mà bộ phận giám sát từ xa sử dụng để cập nhật và phân tích được khai thác trên cơ sở nguồn thông tin của Cục Công nghệ tin học NH. Thanh tra NHNN chỉ nhận các BCTC trực tiếp từ các Hội sở chính NHTM Nhà nước, NH Chính sách xã hội và Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương. Còn lại, tất cả các NHTM cổ phần và các chi nhánh NH nước ngoài, các quỹ tín dụng nhân dân cở sở, NH liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh các NHTM Nhà nước đều thực hiện báo cáo thông qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Từ đó, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố mới chuyển thông tin cho Cục Công nghệ tin học NH. Điều này đã phần nào làm giảm tính kịp thời và tính chính xác của thông tin khi bộ phận giám sát từ xa của Vụ Thanh tra sử dụng và khai thác thông tin. Bên cạnh đó, các chi nhánh và các NHTM cổ phần cũng như nước ngoài, các chi nhánh NHTM nhà nước,… hoạt động trên các địa bàn vẫn luôn phải thực hiện báo cáo thông tin cho Hội sở chính NH của mình. Điều này có nghĩa là các NH này luôn phải duy trì
hai luồng thông tin là báo cáo cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn và báo cáo cho Hội sở chính của hệ thống NH của mình. Việc phải duy trì hai hệ thống thông tin báo cáo như vậy có thể dẫn đến sự lãng phí và trùng lặp.
2.3.3. Nguyên nhân nội tại từ NHTM
- Năng lực tài chính của các NHTM còn nhiều hạn chế: Các NHTM Việt Nam hiện nay có quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực.
- Nhận thức của NHTM về hoạt động giám sát của NHNN chưa đúng đắn: NHTM thường mang tính chất đối phó với các hoạt động TTGS của NHNN.
- Khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của NHTM còn hạn chế: NHTM không tự giác đối với việc cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra của NHNN. Bên cạnh đó, các NHTM cũng chưa xây dựng được hệ thống quản lý thông tin và quản trị dữ liệu một cách hoàn thiện và hiệu quả trong nội bộ NH.
2.3.4. Nguyên nhân từ cơ sở pháp lý và bộ máy TTGS quản lý hệ thống tài chính quốc gia
2.3.4.1 Các quy định pháp lý chưa rõ ràng, còn nhiều thiếu sót, chưa theo sát được các chuẩn mực quốc tế hay các quy định này được ban hành chậm trễ:
Trong Luật NHNN được Quốc hội thông qua, vị thế của Thanh tra NH được xác định là tổ chức Thanh tra chuyên ngành về NH vừa làm chức năng Thanh tra Bộ (xét giải quyết khiếu nại, tố cáo), vừa làm chức năng TTGS hoạt động đối với các TCTD với mục đích là đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, luật pháp về NH chưa quy định và phân biệt rõ khái niệm về hoạt động giám sát và hoạt động thanh tra. Trên thực tế, hoạt động của bộ phận TTGS của NHNN mới chỉ chú trọng đến các hoạt động thanh tra kiểm tra thực tế, mà chưa hiểu chính xác vai trò của NHNN là phải tiến hành giám sát các hoạt động của NHTM một cách thường xuyên liên tục. Điều này cũng một phần do quy định của pháp luật chỉ quy định về hoạt động thanh tra của NHNN, mà chưa đưa ra khái niệm chuẩn xác về hoạt động giám sát mà NHNN cần thực hiện. Khái niệm “giám sát” là một khái niệm rộng hơn, bao trùm hoạt động thanh tra có tính chất hỗ trợ cho hoạt động giám sát của NHNN.
Bên cạnh đó, điều có thể thấy ngay là hiện nay, còn hàng loạt văn bản rất quan trọng để hướng dẫn thực hiện Luật NHNN và Luật Thanh tra còn chậm ban hành như nghị định về tổ chức hoạt động TTGS NH; nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH; thông tư về trình tự, thủ tục TTGS NH; thông tư về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động NH.... Không chỉ có vậy, hiện nay đang diễn ra hiện trạng không tương thích giữa các tiêu chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn của thế giới, có thể giải thích là do sự chậm trễ, điều chỉnh không kịp thời giữa việc áp dụng Basel I và sau đó thay thế bằng Basel II.
Ngoài ra, hệ thống kế toán của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, chưa tạo ra một tập hợp quy định chung cụ thể mà vẫn nằm ở các quy định rải rác. Sự thiếu các quy định đồng bộ trong việc thực hiện chế độ kế toán và lập báo cáo hàng năm gây không ít phiền toái trong việc quản lý. Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch, gây cản trở cho khả năng nắm bắt tình hình thực tế của các cơ quan chức năng. Cụ thể ở đây là NHNN không thể giám sát sát sao tình hình tài chính của các NHTM, dẫn đến tình trạng hoạt động yếu kém của một số ngân hàng để rồi phải sắp xếp sáp nhập nếu không có thể dẫn tới đổ bể; tình trạng nợ xấu tăng nhanh trong hệ thống NH,…
2.3.4.2 Chưa có sự phối hợp của các tổ chức TTGS, kiểm toán khác:
Hệ thống giám sát ở nước ta hiện nay là hệ thống giám sát tài chính phân tán. Thực tế cho thấy, tại các quốc gia có hệ thống giám sát tài chính được tổ chức theo mô hình phân tán có thể nảy sinh những xung đột lợi ích giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính quốc gia nói chung, của hệ thống NH nói riêng. Công tác giám sát tổng thể nói chung vẫn chưa xây dựng được một hệ thống hợp tác giữa NHNN và các cơ quan giám sát có liên quan, chia sẻ các thông tin phù hợp giữa các cơ quan chính thức, cả trong nước và nước ngoài chịu trách nhiệm về sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính; sự hợp tác này cần được hỗ trợ bởi những cơ chế bảo vệ tính bảo mật của những thông tin giám sát và đảm bảo là các thông tin này chỉ được sử dụng cho các mục đích có liên quan tới việc giám sát hiệu quả các tổ chức có liên quan.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN
HÀNG VIỆT NAM
3.1 Sự cần thiết ứng dụng hiệp ước Basel II tại NH Việt Nam
Thứ nhất, hoạt động của NH không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà trải rộng ra rất nhiều quốc gia, nhiều khu vực với những danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng. Trên thực tế, một số NHTM Nhà nước của Việt Nam đã và đang tìm cách mở chi nhánh của mình ở nước ngoài nhằm tăng tính chủ động trong hoạt động đồng thời tận dụng tốt thị trường tiềm năng trên thế giới. Khi đã lựa chọn phương án mở chi nhánh NH tại quốc gia khác thì phải tuân theo pháp luật hiện hành của họ, không thể chỉ giữ riêng theo luật pháp của Việt Nam.
Thứ hai, trong thời gian tới, hoạt động NH nước ngoài dự báo sẽ phát triển mạnh trên lãnh thổ Việt Nam, việc kiểm soát để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho hệ thống NH Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền là hết sức cần thiết. Nếu không có quy định luật pháp đi trước một bước thì hệ thống NH chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả có thể rất nặng nề.
Thứ ba, hòan thiện theo các chuẩn mực quốc tế sẽ giúp các NH có thể so sánh và đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất về những điểm yếu, điểm mạnh, từ đó có những biện pháp kịp thời nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống, giảm thiểu những điểm yếu và bất lợi. Điều này sẽ giúp hệ thống NH Việt Nam có thể phát triển bền vững và an toàn hơn.
Với những lý do nêu trên, việc hướng đến tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về giám sát NH, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Basel có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống NH tài chính vững mạnh, đáp ứng các điều kiện tiên quyết của quá