Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Transimex Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty transimex sài gòn – chi nhánh hà nội (Trang 39)

5 Tỷ trọng doanh thu (%) 1,26 2,13 4,68 69,

3.2.1.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Transimex Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.

công ty Transimex Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015.

3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tạicông ty Transimex Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. công ty Transimex Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.

Về công tác quản lý

Ban lãnh đạo chi nhánh cần tự nâng cao năng lực quản trị của mình; cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định những vấn đề mang tính chiến lược, biết nắm bắt cơ hội. Giúp nhân viên nắm rõ phương hướng, nhiệm vụ cũng như những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời truyền nhiệt huyết cho họ để nhân viên đồng lòng với lãnh đạo hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra.

sáng tạo và nỗ lực vì sự lớn mạnh của công ty bằng chế độ khen thưởng thích hợp, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp; có những buổi họp nhằm chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhân viên, lắng nghe những ýkiến đóng góp, xây dựng của họ để làm nên một tập thể vững mạnh.

Tiến hành bổ sung nhân sự cho các khâu tốn nhiều lao động đồngthời mạnh dạn cắt bỏ hoặc luân chuyển các vị trí không mang lại hiệu quả công việc

Về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung của các văn bản pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực và nghiệp vụ giao nhận vận tải, nhanh chóng phổ biến đến đội ngũ nhân viên để hoạt động giao nhận được diễn ra thuận lợi, tránh được những sai xót.

Thời gian qua công tác nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên đã được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm, tuy nhiên việc đào tạo theo chương trình hiệp hội tốn khá nhiều thời gian nên chỉ tập trung vào những cá nhân chủ chốt như trưởng các phòng ban, chính vì thế, chi nhánh nên thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo nội bộ để những cá nhân này truyền đạt những kiến thức chuyên môn đã được trau dồi trong các khoá học cho đội ngũ nhân viên cấp dưới. Đồng thời, chi nhánh cần khuyến khích và hỗ trợ nhân viên tự hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ của mình song song với việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, mở mang kiến thức về địa lý, văn hoá, luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật Hải quan trong nước và quốc tế, và cả kiến thức về ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, tàu biển…

Về công tác chăm sóc khách hàng.

Đối với những khách hàng hiện hữu, việc chăm sóc khách hàng thuộc nhiệm vụ của nhân viên bộ phận forwarding, nhân viên phòng marketing có nhiệm vụ tìm kiếm và chăm sóc những khách hàng mới trong những lần giao dịch đầu tiên, sau đó bộ phận forwarding sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ này,

chính vì thế, việc đào tạo và nâng cao kỹ năng mềm cho nhân viên hai phòng ban này cần được chú trọng hơn hết.

Với những đối tác, khách hàng nước ngoài: cần tìm hiểu sâu hơn về văn hoá, ngôn ngữ nước họ để có những ứng xử phù hợp, tạo được thiện cảm với họ tiến tới sự hợp tác lâu đài. Đối với các khách hàng trong nước, cần nắm bắt và cập nhật thêm các thông tin, mong muốn của khách hàng để đưa ra những sự chăm sóc cần thiết và đúng lúc. Đôi khi đó là những thông tin ngoài lề, ví dụ như khách hàng mở thêm chi nhánh, TMS – HN có thể gửi thư, hoa, hoặc gọi điện chúc mừng…Công ty cũng có thể tham gia các hội chợ, các cuộc họp mặt khách hàng. Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng thể hiện được sự quan tâm của TMS – HN với khách hàng, điều này phát huy hiệu quả không nhỏ trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Về công tác sale/marketing.

Xây dựng chiến lược marketing cụ thể và khoa học để tiếp cận và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của chi nhánh, song song với việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên sale/marketing, chi nhánh cần chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu của công ty nói chung và chi nhánh nói riêng thông qua website cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Website của Transimex – Sài Gòn nên có thêm phần giới thiệu về các chi nhánh và các loại hình dịch vụ cung cấp cũng như địa chỉ liên hệ giống như một website con để khách hàng thuận lợi trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của công ty và cần có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, kịp thời giải đáp các thắc mắc và kịp thời đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Cũng cần tăng cường những bài viết, phóng sự về Transimex Sài Gòn trên báo chí truyền hình, website logistics để quảng bá và củng cố thương hiệu của công ty, liên kết với các website về logistics có uy tín để khách hàng biết đến Transimex nhiều hơn.

Mở rộng loại hình dịch vụ.

Giai đoạn 2007 – 2010, từ những hoạt động giao nhận vận tải đơn thuần, TMS – HN đã nghiên cứu thị trường và mở rộngthêm dịch vụ bốc xếp, kẻ ký mã hiệu hàng hoá và dịch vụ kinh doanh kho bãi, tuy nhiên những dịch vụ này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong những hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trong thời gian tới, TMS – HN cần chú trọng hơn trong việc đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho những dịch vụ này. Ngoài ra, đối với dịch vụ kinh doanh kho bãi, chi nhánh nên đầu tư mua đất ở các khu công nghiệp thuộc các tỉnh thành ven Hà Nội để làm kho ngoại quan, hình thức kinh doanh kho bãi rất có tiềm năng trong tương lai, hơn nữa đầu tư bất động sản mang lại nguồn lợi rất lớn và ít rủi ro nên việc đầu tư này là hoàn toàn có lợi cho chi nhánh.

+ Các loại dịch vụ có thể mở rộng trong tương lai

Ngoài ra, tuỳ thuộc vào nội lực và nhu cầu thị trường, TMS – HN nên từng bướckhai thác thêm những loại hình dịch vụ sau:

- Dịch vụ gom hàng lẻ.

- Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng lẻ - Tư vấn khách hàng

Mở rộng thị trường.

Có hai hình thức mở rộng thị trường đó là mở rộng thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu:

Mở rộng thị trường theo chiều rộng là mở rộng thị trường theo phạm vị địa lý, về không gian. Hiện nay, thị trường của chi nhánh bao phủ các nước Đông Âu, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc … tuy nhiên một số thị trường tiềm năng như: châu Phi, Nam Mỹ vẫn chưa được khai thác, ban lãnh đạo chi nhánh cùng bộ phận marketing cần tiến hành nghiên cứu các thị trường này về nhu cầu giao nhận hàng hoá, đối thủ cạnh tranh cũng như pong tục tập quán, pháp luật để tiến hành thâm nhập và kinh doanh trên các thị trường này theo phương thức tự thâm nhập hoặc liên doanh, liên kết.

cố, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện hữu bằng chất lượng dịch vụ, và quy trình giao nhận ngày càng khép kín. Việc mở rộng này cần tiến hành trước nhất ở thị trường trong nước và các thị trường rộng lớn có nhiều nét tương đồng về pháp luật, văn hoá như Trung Quốc, Nhật bản…

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ logistics

TMS – HN có quy mô nhỏ, hiện tạimới chỉ kinh doanh một phần củachuỗi cung ứng dịch vụ logistics nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanhchưa được chú ý quan tâm. Trong giai đoạn tiếp theo, TMS – HN nên ứng dụng trước hết là những phần mềm đơn giản, dễ sử dụng như phần mền quản lý vận tải (Perfect Logistic), sau đó khi nhân viên đã quen thuộc và thành thạo với việc ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với sự mở rộng về quy mô và loại hình dịch vụ, TMS – HN từng bước sử dụng các phần mềm chuyên dụng hơn như hệ thống quản lý kho bãi (Warehouse Management System- WMS); Operations and Documentation execution System (ODS) cho vận chuyển đường biển và cho quy trình làm hàng SCM (Supply Chain Management); Global airfreight system (AxsFreight) cho việc giao nhận hàng hóa bằng hàng không và các phần mềm hiện đại khác.

Phần mềm quản lý vận tải (Perfect Logistic)

Phần Mềm Quản Lý Vận Tải hỗ trợ thực hiện các công việc giao nhận vận tải một cách tự động và nhanh chóng nhất với các tiện ích: Quản lý danh mục nhóm hàng hoá, khách hàng, nhà phân phối, loại danh mục, cự ly hàng hóa, …;Quản lý thông tin khách hàng; Quản lý thông tin nhân viên, bộ phận; Quản lý vận chuyển hàng hóa, container...;Quản lý khai báo chứng từ giao nhận; Quản lý công nợ, tính chi phí...;In hóa đơn, tờ khai hải quan; Báo cáo chi tiếtvận tải; Bảng tính tiền hàng nhập; Tổng hợp công nợ phải thu khách hàng; Phiếu thanh toán phí vận chuyển, phiếu đề nghị thanh toán; Bảng tính tiền vận tải…Đây là phần mềm miễn phí, sử dụng đơn giản và các ứng dụng tập trung chủ yếu vào phục vụ quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ nghiệp vụ giao

nhận vận tải giúp cho quá trình giao nhận vận tải của chi nhánh được diễn ra khoa học, nhanh chóng và không chồng chéo, đẩy nhanh quá trình giao nhận cho khách hàng và tránh được các sai sót, nhầm lẫn trong quản lý.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông, phân phối của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Với một nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao, ước tính 15%-20% GDP của Việt Nam sẽ phải chi cho dịch vụ logistics theo đó cơ hội kinh doanh của dịch vụ logistics làhơn 10 tỷ USD, ta có thể nhận thấy kinh doanh logistics là một ngành kinh doanh đầy triển vọng. Cùng với sự cạnh tranh không ngừng gia tăng của thị trường trong và ngoài nước, việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải là một đề tài thiết thực và mang lại nhiều lợi íchcho doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics ở TMS – HN, em nhận thấy các biện pháp mà chi nhánh đang áp dụng là khá đầy đủ, toàn diện và đã phát huy hiệu quả, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên còn một số thiếu sót trong khâu triển khai, chuyên đề của em có đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những thiếu sót đó và bổ sung một số giải pháp để công tác đẩy mạnh kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn, hi vọng sẽ đóng góp được phần nào cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên do kiến thức và tầm hiểu biết có hạn cộng với quỹ thời gian không nhiều, chuyên đề mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trong chi nhánh, em rất mong nhận được những đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và phát triển đề tài này.

Cuối cùng em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Thanh Bìnhđã tận tình giúp đỡ em về phương pháp luận, chỉnh sửa bài viết này.

Em cũng xin cảm ơn các anh chị công ty Transimex Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội đặc biệt là anh Lê Đức Luận, anh Lê Văn Dương và chị Nguyễn Thị Thảo đã hỗ trợ thông tin, cung cấp số liệu, giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty transimex sài gòn – chi nhánh hà nội (Trang 39)