Cơ sở kho bãi, nguyên liệu đầu vào.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty transimex sài gòn – chi nhánh hà nội (Trang 31)

5 Tỷ trọng doanh thu (%) 1,26 2,13 4,68 69,

2.2.2Cơ sở kho bãi, nguyên liệu đầu vào.

Chi nhánh vẫn phải đi thuê văn phòng, kho bãi và các nhà thầu phụ khác. Đối với những hợp đồng lắp đặt máy móc, công ty có phương tiện xe vận tải vận chuyển máy móc từ nơi di rời về nơi lắp ráp, và có đội ngũ công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên đối với những mặt hàng cần phải có kho bãi để bảo quản thì Chi nhánh phải thuê kho bãi của một bên khác để đảm bảo yêu cầu của khách hàng.

Với những hợp đồng lớn, cần nhiều công nhân thực hiện dự án, trong khi đó công ty chỉ có đội ngũ công nhân công trình là 20 người thì để thực hiện hợp đồng, công ty lại phải đứng ra thuê thêm công nhân để tiến hành công việc đúng hạn thời gian của khách hàng. Giá dịch vụ mua ngoài ( xăng dầu, điện, nước…), giá dịch vụ cung cấp của các nhà thầu phụ ( xe nâng, xe cẩu…), giá thuê kho bãi, giá thuê nhân công… làm cho tổng chi phí tăng lên rất nhiều gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

2.2.3Hệ thống thông tin hiện có của công ty

Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics phát hiện ra các điểm yếu trong toàn bộ quá trình lưu chuyển của hàng hoá, loại bỏ được thời gian chết, thời gian lưu kho ở các điểm chuyển tải. Tuy nhiên, chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phần mềm quản lý nguồn nhân lực ERP và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khai báo hải quan, tìm kiếm, giao tiếp với khách hàng, quản lý và lưu trữ chứng từ.

Ứng dụng phần mềm ERP – kế hoạch hóa các nguồn lực doanh nghiệp Đầu năm 2009, Transimex – Sài Gòn đã triển khai dự án trang bị phần mềm quản lý doanh nghiệp "ERP", với tổng vốn đầu tư 5 tỷ đồng.

Dự án được phân kỳ thực hiện trong 3 năm và được triển khai đồng thời tại ICD Transimex, các chi nhánh, văn phòng đại diện và các Công ty con trực thuộc. Hệ thống ERP triển khai gồm 5 phân hệ chính: Quản lý Tài chính - Kế toán, Quản lý mua hàng, Quản lý hàng tồn kho, Quản lý bán hàng và Quản trị Tài chính thông minh sử dụng giải pháp Oracle E-Business Suite.Được sự chỉ đạo của tổng công ty, chi nhánh Hà Nội đã tiến hành triển khai phân kỳ đầu tiên của phần mềm “ERP” vào đầu tháng 3 năm 2009, tuy nhiên, với quy mô nhỏ và lĩnh vực kinh doanh còn hạn chế, phần mềm này mới chỉ mang lại tiện ích trong khâu quản lý tài chính, kế toán của chi nhánh, chưa phát huy được hiện quả tối đa và mang lại lợi ích tương xứng với chi phí bỏ ra. Mặc dù vậy việc sử dụng phần mềm ERP đã mang lại nhiều lợi ích cho công ty, giúp công ty đạt hiệu quả trong công tác quản lý, hoạch định chiến lược.

Lợi ích mà ERP mang lại cho công ty:

Giảm chi phí vận hành: Các doanh nghiệp khi quyết định triển khai phần mềm ERP là nhằm tích hợp các quy trình của doanh nghiệp ở các phòng ban, đơn vị khác nhau vào trong một hệ thống thông tin duy nhất của toàn doanh nghiệp. Lợi ích chính là cải tiến sự phối hợp giữa các bộ phận cũng như tăng hiệu quả của doanh nghiệp. Lợi ích tức thì mà hầu hết mọi người có thể nhận thấy được là ERP giúp giảm chi phí vận hành hệ thống thông qua giảm chi phí quản lý tồn kho, giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tiếp thị cũng như chi phí hỗ trợ (trong và ngoài doanh nghiệp).

Thuận tiện trong quản lý: Một lợi ích khác nữa của việc triển khai hệ thống ERP là giúp nhà công ty thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Việc triển khai ERP cũng đồng nghĩa với việc xây dựng một kho trung tâm cho thông tin, dữ liệu toàn doanh nghiệp. Hệ thống ERP cho phép dễ dàng truy cập thông tin doanh nghiệp, cập nhật đến từng mỗi phút, điều này giúp việc ra quyết định được chính xác và có cơ sở hơn. Hệ thống EPR còn giúp theo dõi chi phí thực tế của các hoạt động sản xuất và việc tính toán chi phí được dễ

dàng, phù hợp hơn.

Hỗ trợ Hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược là “các bước thận trọng để đánh giá nhu cầu và tài nguyên; xác định đối tượng mục tiêu và nhóm các mục tiêu, mục đích; lập kế hoạch và thiết kế các chiến lược có sự liên hệ đến các bằng chứng cho sự thành công; liên kết các chiến lược này với nhu cầu, kết quả mong muốn và kế hoạch đo lường, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả”. Hệ thống ERP được thiết kế để cung cấp khả năng Hoạch định tài nguyên. Trên thực tế, Hoạch định tài nguyên thường là khâu yếu nhất trong triển khai hệ thống ERP vì tính phức tạp của Hoạch định chiến lược và thiếu các giải pháp tích hợp tương xứng với Hệ thống hỗ trợ ra quyết định.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty transimex sài gòn – chi nhánh hà nội (Trang 31)