Đừng quên đặt mật khẩu mạnh cho những thứ này

Một phần của tài liệu [Ebook] Tự bảo vệ mình khi sử dụng máy vi tính v1.0 (Trang 27)

Mật khẩu có ở khắp mọi nơi, bạn nên tổng kết lại tất cả những dịch vụ có mật khẩu mà bạn đang sử dụng, đặt mật khẩu mạnh cho từng dịch vụ một, luôn lưu ý là các mật khẩu này phải khác nhau, sẽ cần phải thay đổi sau một khoảng thời gian ngắn. Mình gợi ý một số dịch vụ quen thuộc xung quanh bạn mà bạn cần lưu tâm, hãy đảm bảo mật khẩu của nó mạnh đủ để giúp bạn an toàn:

 Mật khẩu tài khoản Windows  Mật khẩu truy cập vào modem ADSL  Mật khẩu truy cập vào thiết bị Wifi  Mật khẩu truy cập vào mạng Wifi  Mật khẩu các dịch vụ lưu trữ trực tuyến  Mật khẩu các dịch vụ tiện ích trực tuyến  Mật khẩu email – Gmail, Hotmail, Yahoo…  Mật khẩu tài khoản Ngân hàng

Trên thực tế, mật khẩu tài khoản Windows (Windows 7 và các phiên bản hệ điều hành trước đó) có thể dễ dàng bị bẻ gãy khi sử dụng các tiện ích từ đĩa cứu hộ Hiren’s Boot. Nhưng tốt nhất bạn vẫn phải đảm bảo nó an toàn với mật khẩu mạnh, bởi không phải ai cũng có đủ thời gian và kiến thức để sử dụng các tiện ích trong đĩa Hiren’s Boot, đồng thời, nếu như bạn đã thiết lập mật khẩu BIOS để mỗi lần mở máy tính, bạn phải nhập mật khẩu trước, thì coi như đây là một bước đầu tiên ngăn cản kẻ xấu sử dụng ổ đĩa, USB… đồng thời cũng đã ngăn chặn kẻ xấu sử dụng đĩa cứu hộ để vượt qua bảo vệ trên máy tính mà bạn đang dùng.

Với các loại mật khẩu truy cập vào modem ADSL, Wifi – thường chúng ta ít chú ý nhất và bỏ mặc cho nhà mạng thiết lập, sử dụng các loại mật khẩu mặc định của thiết bị. Điều này gây nguy hiểm, cách đây vài năm, mình đã từng thử nghiệm dò tìm một dãy các địa chỉ IP mà nhà mạng cung cấp và thử truy cập bằng một số username và password mặc định của các thiết bị, kết quả là mình có thể truy cập vào các modem này, rất may mắn, hầu hết chỉ là các modem ADSL của người dùng cá nhân. Với những người có ý đồ xấu, họ có thể truy cập để lấy cắp thông tin tài khoản bạn đăng ký với nhà mạng, sẽ có rất nhiều chuyện để họ làm với những thông tin này.

Với các dịch vụ lưu trữ trực tuyến hay các dịch vụ email thì hiện tại, một số trong cách dịch vụ này đã cung cấp cơ chế bảo mật 2 lớp nhằm gia cố thêm mức độ bảo mật cho tài khoản, mình nghĩ là bạn cũng nên bật chế độ này cho các dịch vụ này, hướng dẫn cụ thể của một số dịch vụ sẽ được nêu trong phần sau của quyển sách này.

22

TAY KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN TRÊN WINDOWS

Chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi cũng đủ để chúng ta trả giá, đó chính là điều mà mọi tin tặc đều mong muốn. Trên hệ điều hành Windows – loại hệ điều hành phổ biến nhất thế giới từ lâu đã trở thành đích ngắm của rất rất nhiều tin tặc, và một trong những cách tiếp cận máy tính của nạn nhân đó chính là đánh vào thói quen sử dụng máy tính của họ để khiến cho máy tính của họ bị nhiễm mã độc, virus, và từ đó tin tặc có thể khống chế người dùng một cách dễ dàng. Trong phần này nêu ra một vài thói quen có thể bị lợi dụng và hướng khắc phục cũng như giới thiệu cách sử dụng một số công cụ có sẵn trong Windows để bạn tự kiểm tra chiếc máy của mình.

Một phần của tài liệu [Ebook] Tự bảo vệ mình khi sử dụng máy vi tính v1.0 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)